Bệnh u não là một loại u hình thành trong não gây nguy hiểm tới tính mạng con người. U não được lành tính có thể được chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu u ác tính sẽ phát triển thành ung thư, đe dọa sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh u não có di truyền không?
1. Các giai đoạn của bệnh u não
Bệnh u não được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm:
- Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn các tế bào ung thư phát triển chậm và nhìn về mặt ngoại quan những tế bào này thường hoàn toàn giống nhau.
- Giai đoạn thứ 2: Khi các tế bào này vẫn giống tế bào bình thường nên hệ miễn dịch khó có thể phát hiện ra, so với giai đoạn đầu thì chỉ phát triển hơn một chút.
- Giai đoạn thứ 3: Những khối u đã phát triển thành u ác tính và tế bào khác so với các tế bào bình thường. Kích thước và tính chất cũng biến đổi rõ ràng.
- Giai đoạn 4: Những khối u trong giai đoạn này đã phát triển mạnh. Các tế bào ung thư có thể nhìn cực kỳ rõ và thấy sự khác biệt.
2. Nguyên nhân gây bệnh u não
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh u não như:
- Di căn từ những khối u khác: Một trong những nguyên nhân gây bệnh u não đó là di căn từ những khối u khác. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị u tại thận, phổi hoặc tử cung mà có tỷ lệ mắc bệnh u não rất cao. Do vậy, cần phải cân nhắc và thận trọng nếu như không may mắc phải những khối u tại vị trí khác.
- Tiếp xúc với bức xạ: Di truyền u não không xảy ra nhưng những bệnh nhân từng điều trị phóng xạ ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể mắc bệnh u não. Ngoài ra, ảnh hưởng của bức xạ từ những thiết bị thường ngày như sóng wifi, điện thoại, máy tính cũng tác động không nhỏ tới não bộ. Vì vậy, những người phải làm việc quá thường xuyên trong môi trường hóa chất độc hại cũng có thể có nguy cơ bị biến đổi gen và cấu trúc tế bào gây nên bệnh ung thư não.
3. Bệnh u não có di truyền không?
Ngày nay, số người mắc bệnh u não ngày càng tăng với con số đáng báo động. Tuy nhiên, bệnh u não không phải do di truyền mà có nhiều nguyên nhân khác gây ra. Do đó, những người bệnh đang mắc phải bệnh u não hoàn toàn vẫn có thể sinh đẻ bình thường mà không phải lo lắng tới vấn đề sinh ra bị giống bố hay giống mẹ. Tuy nhiên, nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình từng mắc bệnh ung thư não thì nguy cơ phát triển khối u não ở người thân sẽ tăng lên.
Ngoài ra, bệnh u não không di truyền nhưng trong trường hợp gia đình có tiền sử mắc hội chứng neurofibromatosis hoặc hội chứng turcot thì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u não nhiều hơn. Do vậy, nếu bố mẹ mắc bệnh này thì tốt nhất cần phải tầm soát ung thư sớm.
Tóm lại, bệnh u não không di truyền nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài môi trường như bức xạ, di căn từ khối u khác,... Do đó, nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với phóng xạ hay tiền sử gia đình có mắc hội chứng neurofibromatosis hay hội chứng turcot thì tốt nhất nên đi tầm soát ung thư càng sớm càng tốt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.