Bệnh Parkinson và kỹ năng lái xe ô tô

Bệnh Parkinson là một loại rối loạn vận động có thể làm suy giảm đáng kể kỹ năng lái xe, gây ra các mối lo ngại về an toàn và buộc nhiều người mắc bệnh này phải ngừng lái xe ô tô. 
 

Đó là bởi vì các triệu chứng chính của bệnh Parkinson có thể can thiệp nghiêm trọng vào nhiệm vụ phức tạp là lái xe ô tô. Các triệu chứng này là:

  • Run - run tay, chân, hàm hoặc đầu
  • Cứng khớp - cứng các chi và thân mình
  • Bradykinesia - chậm vận động
  • Mất ổn định tư thế - suy giảm thăng bằng

Ngoài ra, một số người mắc bệnh Parkinson có thể bị suy giảm nhận thức: khiếm khuyết về tư duy, ngôn ngữ và giải quyết vấn đề.

Nhiều người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu có thể tiếp tục lái xe an toàn, đặc biệt nếu các triệu chứng được kiểm soát. Tuy nhiên, do bệnh Parkinson trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, nên nhiều người mắc bệnh Parkinson cuối cùng sẽ phải từ bỏ việc lái xe ô tô và dựa vào các phương tiện giao thông khác.

Trong văn hóa Mỹ, lái xe gắn liền với sự tự lực và tự do. Một số người mắc bệnh này có thể nhận ra các nguy cơ về an toàn và tự nguyện đồng ý hạn chế hoặc ngừng lái xe ô tô. Nhưng những người khác có thể không thể thừa nhận rằng kỹ năng lái xe của họ bị suy giảm nghiêm trọng và khăng khăng lái xe bất chấp những rủi ro về an toàn cho bản thân và những người khác.

I. Các triệu chứng bệnh Parkinson ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe như thế nào?

Các triệu chứng bệnh Parkinson khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Chúng có thể từ nhẹ đến nặng, nhưng ngay cả trong trường hợp nhẹ thì các triệu chứng phổ biến như run tay, chân, suy giảm thăng bằng và phản ứng thể chất và tinh thần chậm chạp đều có thể ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe.

Ví dụ, các cơn run thường bắt đầu ở bàn tay hoặc bàn chân và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành các nút điều khiển của ô tô. Cứng khớp có thể dẫn đến chuyển động giật cục khi lái. Chuyển động chậm có thể cản trở việc phanh trong giao thông đông đúc hoặc khả năng phản ứng nhanh chóng với các mối nguy hiểm trên đường. Mất ổn định tư thế thường dẫn đến tư thế cúi người, đầu cúi xuống và vai rũ xuống, làm giảm thêm nhận thức của người lái xe về môi trường xung quanh.

Đối với nhiều người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu, thuốc có thể làm giảm các triệu chứng. Nhưng thuốc có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn ngủ, cũng có thể ảnh hưởng đến việc lái xe. Các bác sĩ có thể khó đưa ra một kế hoạch dùng thuốc làm giảm các triệu chứng chính của bệnh Parkinson và cho phép một số bệnh nhân lái xe mà không gây ra các tác dụng phụ khiến việc lái xe ô tô trở nên nguy hiểm hơn.

Các cơn run từ bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành các nút điều khiển của ô tô
Các cơn run từ bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành các nút điều khiển của ô tô

II. Lời khuyên cho những người mắc bệnh Parkinson

Nếu bạn mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu và hy vọng tiếp tục lái xe càng lâu càng tốt, điều cần thiết là phải duy trì tập thể dục thường xuyên để duy trì sức mạnh cơ bắp bạn cần để vận hành một chiếc xe. Điều cần thiết nữa là phải gặp bác sĩ của bạn và hỏi họ về:

  • Thuốc và các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật kích thích não sâu, giúp điều trị các triệu chứng của bạn.
  • Tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe.
  • Giới thiệu đến một trung tâm hoặc chuyên gia có thể cho bạn kiểm tra lái xe ngoài đường.

Nếu bạn mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu và chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu hoặc nhẹ - và muốn tiếp tục lái xe - bạn nên tìm kiếm đánh giá ngay lập tức về kỹ năng lái xe của mình. Những người bị sa sút trí tuệ từ trung bình đến nặng không nên lái xe. Một số nơi tự động thu hồi giấy phép của tất cả những người được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ từ trung bình đến nặng.

Nếu bạn vượt qua bài đánh giá lái xe, điều đó không có nghĩa là bạn có thể tiếp tục lái xe vô thời hạn. Vì các triệu chứng của bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, điều quan trọng là phải được đánh giá lại sáu tháng một lần và ngừng lái xe nếu bạn không vượt qua bài kiểm tra.

III. Lời khuyên cho gia đình và người chăm sóc của bệnh nhân Parkinson

Nếu người thân của bạn được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson - có hoặc không kèm theo suy giảm nhận thức liên quan - thì một số hành vi hàng ngày nhất định có thể cho thấy không có khả năng lái xe an toàn. Theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sau:

  • Phối hợp kém
  • Khó đánh giá khoảng cách và không gian
  • Mất phương hướng ở những nơi quen thuộc
  • Không có khả năng xử lý nhiều tác vụ
  • Không chú ý đến việc chăm sóc cá nhân
  • Mất trí nhớ ngày càng tăng, đặc biệt là mất trí nhớ ngắn hạn
  • Thường xuyên thay đổi tâm trạng, lú lẫn và cáu kỉnh
  • Giảm khả năng xử lý thông tin, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định

Ngay cả khi đánh giá độc lập cho thấy người thân của bạn có thể lái xe an toàn, điều quan trọng vẫn là tiếp tục theo dõi kỹ năng lái xe của họ để phát hiện các vấn đề có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Lái xe quá chậm
  • Dừng lại trong giao thông mà không có lý do rõ ràng
  • Bỏ qua biển báo giao thông
  • Bị lạc dọc theo một tuyến đường quen thuộc
  • Khó thực hiện các lượt và chuyển làn đường
  • Trôi vào làn đường giao thông khác hoặc lái xe sai bên đường
  • Quên báo hiệu hoặc báo hiệu không chính xác
  • Không chú ý đến các phương tiện khác, người đi bộ hoặc các mối nguy hiểm trên đường
  • Buồn ngủ hoặc ngủ gật sau tay lái
  • Đỗ xe không đúng cách
  • Nhận vé phạt vi phạm giao thông
  • Đi vào các tình huống cận kề, va quệt nhẹ hoặc các tai nạn khác

Bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trong số này đều có thể cho thấy đã đến lúc người thân của bạn nên ngừng lái xe. Điều quan trọng là phải thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào bạn có với người thân và bác sĩ của họ.

Gia đình và người thân của người mắc bệnh Parkinson cần hỗ trợ để người bệnh hạn chế tham gia lái xe
Gia đình và người thân của người mắc bệnh Parkinson cần hỗ trợ để người bệnh hạn chế tham gia lái xe

IV. Cách giảm bớt quá trình chuyển đổi của người Parkison khi tham gia lái xe

Các cuộc thảo luận thẳng thắn với các thành viên trong gia đình và bác sĩ thường đủ để thuyết phục những người mắc bệnh Parkinson điều chỉnh việc lái xe của họ. Một số người có thể cần thêm thông tin từ một nhóm hỗ trợ, luật sư hoặc nhà lập kế hoạch tài chính để giảm bớt quá trình chuyển đổi.
Một số người mắc bệnh Parkinson có thể tiếp tục lái xe theo các nguyên tắc nghiêm ngặt, mặc dù mục tiêu dài hạn vẫn là cuối cùng sẽ ngừng lái xe. Các nguyên tắc để lái xe hạn chế có thể bao gồm:

  • Chỉ lái xe trên những con đường quen thuộc
  • Giới hạn lái xe trong các chuyến đi ngắn
  • Tránh giao thông vào giờ cao điểm và những con đường đông đúc
  • Hạn chế lái xe vào ban ngày khi thời tiết tốt

Điều quan trọng đối với gia đình và bạn bè là tìm cách giúp người mắc bệnh Parkinson giảm bớt nhu cầu lái xe. các việc như sắp xếp để nhận hàng tận nhà, các dịch vụ chăm sóc tại nhà (cắt tóc, chăm sóc sức khoẻ).

Điều quan trọng nữa là giúp người thân của bạn làm quen với việc sử dụng các phương thức vận chuyển thay thế, chẳng hạn như:

  • Đi nhờ gia đình và bạn bè
  • Xe taxi
  • Xe đưa đón và xe buýt
  • Xe buýt công cộng, xe lửa và tàu điện ngầm
  • Đi bộ

Nếu người thân của bạn từ chối tự nguyện hạn chế hoặc ngừng lái xe, mặc dù đã chứng minh được nhu cầu phải làm như vậy, bạn có thể cần phải thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn, chẳng hạn như:

  • Giấu chìa khóa xe
  • Vô hiệu hóa xe
  • Bán xe hoặc di chuyển nó ra khỏi tầm nhìn
  • Liên hệ với sở giao thông vận tải tại địa phương của bạn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe