Thuốc Pramipex có công dụng trong điều trị các triệu chứng Parkinson vô căn, hội chứng chân không yên vô căn ở mức độ vừa - nặng. Pramipex là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ định và tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an toàn, hiệu quả.
1. Pramipex là thuốc gì?
Pramipex thuộc nhóm thuốc chống Parkinson, được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng hộp 3 vỉ x 10 viên.
Thành phần Pramipexol dihydrochlorid monohydrat (1g) trong Pramipexol là chất chủ vận dopamine không có nguồn gốc, tính đặc hiệu cao trong ống nghiệm và đầy đủ nội tại hoạt động ở phân họ D 2 của thụ thể dopamine, gắn kết ái lực cao hơn với D 3 so với D 2 hoặc D 4 các kiểu phụ thụ thể.
Cơ chế hoạt động chính xác của Pramipexol dihydrochlorid monohydrat trong điều trị Parkinson là không rõ, mặc dù nó được cho là có liên quan đến khả năng kích thích thụ thể dopamin trong striatum. Kết luận này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu điện sinh lý ở động vật có chứng minh rằng Pramipexol dihydrochlorid monohydrat ảnh hưởng đến tỷ lệ kích thích thần kinh trước khi kích hoạt dopamine các thụ thể trong striatum và substantia nigra, vị trí của các nơron gửi các dự báo đến striatum. Tuy nhiên, sự liên quan của thụ thể liên kết D 3 trong bệnh Parkinson chưa được biết rõ.
2. Chỉ định dùng thuốc Pramipex
Thuốc Pramipex có công dụng trong điều trị các dấu hiệu/ triệu chứng bệnh lý sau:
- Parkinson vô căn (đơn trị hoặc kết hợp với thuốc Levodopa);
- Hội chứng chân không yên vô căn ở mức độ vừa đến nặng với liều lượng đến 0.54mg.
3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Pramipex
Liều điều trị ở người trưởng thành:
- Bệnh Parkinson: Chia đều liều Pramipex hàng ngày ra 3 lần uống;
- Khởi đầu: Liều Pramipex 0.264mg/ngày, nếu không gặp tác dụng phụ nặng, có thể tăng dần mỗi 5-7 ngày tương ứng với 0.54mg - 1.1mg đến khi đạt tác dụng điều trị tối đa. Nếu cần tăng liều thêm nữa thì cách 1 tuần tăng thêm 0.54mg đến liều tối đa 3.3 mg/ngày;
- Liều duy trì: Sử dụng Pramipex 0.264mg đến tối đa 3.3mg/ngày, việc chỉnh liều cần dựa trên đáp ứng và sự xuất hiện tác dụng phụ hoặc giảm liều tùy thuộc phản ứng của bệnh nhân;
- Ngừng điều trị: Giảm liều Pramipex theo tốc độ 0.54mg/ngày đến khi liều hàng ngày đạt 0.54mg, sau đó giảm xuống 0.264mg/ngày.
- Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều Pramipex theo nồng độ ClCr.
- Điều trị hội chứng chân không yên: Khởi đầu liều Pramipex 0.088mg/ 1 lần/ ngày, dùng thuốc 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Trong trường hợp cần giảm triệu chứng thêm nữa thì tăng liều mỗi 4-7 ngày đến 0.18mg-0.35mg-đến tối đa 0.54mg/ngày. Đánh giá đáp ứng sau 3 tháng và cân nhắc việc tiếp tục dùng thuốc Pramipex hay không.
Cách dùng thuốc Pramipex:
- thuốc Pramipe dùng bằng đường uống với 1 ly nước đầy. Có thể uống thuốc lúc đói hoặc no.
- Nếu người bệnh quên một liều thuốc Pramipex, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều Pramipe kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo đúng chỉ định. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều Pramipe đã quy định.
- Trong trường hợp uống quá liều thuốc Pramipex và xảy ra các triệu chứng, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý: Liều thuốc Pramipex trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều thuốc Pramipex cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Pramipex phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Pramipex
Không sử dụng Pramipex trong trường hợp người bệnh mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định được hiểu là tuyệt đối. Điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do nào mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được để dùng thuốc Pramipex.
5. Tương tác với các thuốc khác
- Các thuốc như Amantadin, Diltiazem, Triamteren, Verapamil, Cimetidin, Cimetidin, Ranitidin, Quinidin, Quinin sử dụng đồng thời làm giảm độ thanh thải của Pramipexol.
- Chất đối kháng Dopamin như thuốc Metoclopramid hay an thần có thể làm giảm hiệu quả của Pramipexol.
- Dùng đồng thời với thuốc chống loạn thần có thể xảy ra tác động đối kháng.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc, trước khi được kê đơn Pramipex thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Pramipex phù hợp.
6. Tác dụng phụ của thuốc Pramipex
Bên cạnh công dụng điều trị, thuốc Pramipex có thể gây ra một số tác dụng phụ sau cho người bệnh:
- Chóng mặt;
- Rối loạn vận động;
- Buồn ngủ;
- Buồn nôn.
- Mơ bất thường;
- Rối loạn kiểm soát xung lực và xung lực cưỡng bức;
- Lú lẫn;
- Ảo giác;
- Mất ngủ;
- Nhức đầu;
- Suy giảm thị lực;
- Song thị;
- Nhìn mờ;
- Hạ huyết áp;
- Táo bón, nôn;
- Mệt mỏi, phù ngoại biên;
- Giảm cân;
- Giảm cảm giác ngon miệng.
7. Thận trọng khi dùng thuốc Pramipex
Thận trọng khi dùng thuốc Pramipex cho các đối tượng sau:
- Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nặng;
- Người bị rối loạn tâm thần chỉ điều trị với Pramipex nếu lợi ích vượt trội nguy cơ;
- Mắc bệnh Parkinson: Nếu xảy ra rối loạn vận động khi bắt đầu chỉnh liều Pramipex thì cần giảm liều. Trong trường hợp xảy ra các biểu hiện hưng cảm và mê sảng tiến triển, buồn ngủ và/ hoặc ngủ gật, tiến triển rối loạn kiểm soát xung lực thì phải giảm liều/ ngưng thuốc Pramipex từ từ.
- Phụ nữ có thai chỉ dùng thuốc Pramipex nếu lợi ích cao hơn nguy cơ;
- Phụ nữ cho con bú không nên dùng Pramipex. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì nên ngừng cho con bú.
- Kiểm tra mắt nếu có bất thường về thị lực.
- Khi sử dụng Pramipex cùng thuốc an thần, rượu/ alcohol cần phải thận trọng.
- Hội chứng an thần kinh ác tính.
- Người lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng vì thuốc có thể gây tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Pramipex, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Pramipex là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.