Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi tiêu hóa.
Niêm mạc dạ dày lạc chỗ (cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ) là một vùng niêm mạc được bao bọc xung quanh có màu hồng cá hồi, kích thước thay đổi và hình bầu dục, tròn hoặc thậm chí có hình dạng bản đồ. Nó thường được quan sát thấy trong quá trình đánh giá nội soi của thực quản cổ.
1. Thực quản là gì? Thực quản nằm ở đâu?
Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, dài khoảng 25cm, tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau và có hình ống khi nuốt thức ăn. Phía trên thực quản nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10. Thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau, nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.
Về phương diện giải phẫu học, thực quản dài khoảng 25cm và tại chỗ hẹp nhất có đường kính là khoảng 1,5 cm được chia làm 3 đoạn: Đoạn cổ; đoạn ngực và đoạn bụng. Lòng thực quản cũng có ba chỗ hẹp: chỗ nối tiếp với hầu ngang mức sụn nhẫn; ngang mức cung động mạch chủ và phế quản gốc trái; lỗ tâm vị.
- Đoạn cổ: Dài khoảng 3cm, thức ăn sẽ chạy trên khí quản và sau đó đến 1/3 của đoạn cổ thì thức ăn chếch sang phía bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.
- Đoạn ngực: Dài khoảng 20cm, thức ăn chạy vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng.
- Đoạn bụng: Dài khoảng 2cm, thức ăn đã tới được đoạn bụng thì qua lỗ tâm vị xuống dạ dày.
2. Niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản là gì?
Các cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ (cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ) là một vùng niêm mạc được bao bọc xung quanh có màu hồng cá hồi, kích thước thay đổi và hình bầu dục, tròn hoặc thậm chí có hình dạng bản đồ. Nó thường được quan sát thấy trong quá trình đánh giá nội soi của thực quản cổ. Cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ có thể có bề mặt nhẵn hoặc bề mặt hơi nhô lên hoặc lõm xuống với các đường bờ đều hoặc không đều. Hiếm khi, cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ có thể xuất hiện như một tổn thương lồi hoặc đa polyp. Các tổn thương nhỏ có thể được bao phủ bởi biểu mô vảy và hiện diện mà không có những thay đổi rõ ràng ở niêm mạc thực quản bên trên.
3. Mối liên quan giữa Barrett thực quản và niêm mạc dạ dày lạc chỗ
Barrett thực quản đã được nghiên cứu rộng rãi do mối liên quan của nó với ung thư biểu mô tuyến và bệnh trào ngược dạ dày thực quản, trong khi cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ, “họ hàng ít phổ biến hơn” của chuyển sản ruột thực quản, bị bỏ qua ở một mức độ và vai trò gây bệnh của chúng có thể bị đánh giá thấp. Tương tự như thực quản của Barrett, cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ thường được mô tả như một tình trạng bẩm sinh (vết tích của lớp niêm mạc dạng cột trụ của thực quản thai nhi) hoặc là một tình trạng mắc phải, ví dụ, do một sự chuyển đổi tăng sản sinh ra từ chấn thương axit mãn tính hoặc các tuyến nang bị vỡ. Tuy nhiên, cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ, hay còn được gọi là dị vật niêm mạc dạ dày thực quản, vẫn là một chủ đề gây tranh cãi.
4. Niêm mạc dạ dày lạc chỗ còn có thể tìm thấy ở các vị trí khác
Niêm mạc dạ dày lạc chỗ cũng đã được báo cáo ở các vị trí khác bao gồm trực tràng và hậu môn cũng như tá tràng, hỗng tràng, túi mật, ống nang và bóng Vater. Căn nguyên và đặc điểm bệnh lý của chúng vẫn chưa được khám phá và chưa rõ ràng. Ngoài niêm mạc dạ dày, các mô lạc chỗ khác như mô phế quản hoặc mô tụy đôi khi cũng có thể được tìm thấy trong thực quản và thường được báo cáo trong các nghiên cứu nhi khoa, hỗ trợ giả thuyết về bẩm sinh.
5. Niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản là bệnh lý còn gây tranh cãi
Thực quản đoạn gần hiếm khi được kiểm tra và việc kiểm tra nó thường không đầy đủ. Các kỹ thuật nội soi nhuộm màu quang học như hình ảnh dải hẹp NBI cải thiện tỷ lệ phát hiện các niêm mạc dạ dày lạc chỗ, một khu vực mà tỷ lệ hiện mắc của chúng có thể bị đánh giá thấp.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã báo cáo mối tương quan giữa các cấu trúc tại thực quản này với các vấn đề khác nhau như Barrett thực quản, nhưng những phát hiện này vẫn còn gây tranh cãi. Các báo cáo mâu thuẫn làm phức tạp quá trình giải thích các đặc điểm lâm sàng của cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ và đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng. Thật không may, dữ liệu lâm sàng và phân tích thống kê hạn chế khiến việc đưa ra bất kỳ kết luận nào trở nên khó khăn.
Người ta giả thuyết rằng các tổn thương niêm mạc dạ dày lạc chỗ có liên quan đến các triệu chứng thực quản và ngoài thực quản khác nhau, chẩn đoán và quản lý điều trị cá nhân hóa cho bệnh nhân có niêm mạc dạ dày lạc chỗ cũng như chẩn đoán phân biệt các tổn thương tiền ác tính hoặc ung thư sớm. Do khả năng chẩn đoán thiếu, không có hướng dẫn thống nhất cho việc quản lý và theo dõi các cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ. Đánh giá này tập trung vào các câu hỏi đã được đưa ra từ các tài liệu đã xuất bản về các cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản ở người lớn.
6. Cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ - khối u tình cờ phát hiện hay sang thương đã được hiểu biết?
Hiện tại, hầu hết các nhà nội soi coi cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản là một thực thể không liên quan về mặt lâm sàng. Những người khác thực hiện các nghiên cứu nhỏ về cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ hoặc gửi báo cáo trường hợp với kết quả thú vị nhưng đa dạng cung cấp những phát hiện ngẫu nhiên đơn lẻ hơn là những tương quan đáng kể.
6.1 Tần suất tìm thấy cấu trúc này khi nội soi
Mô tả ban đầu về cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản trên từ khám nghiệm tử thi có từ năm 1805. Trong báo cáo này, nó được mô tả là một biểu mô dạng dạ dày không ổn định nằm trong thực quản cổ.
Hầu hết các trường hợp cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ đều bao gồm niêm mạc dạ dày dạng cột dị hình thường nằm ngay dưới cơ thắt thực quản trên hoặc ở vùng sau sụn thanh quản của thực quản. Các trường hợp tổn thương tương tự cũng đã được phát hiện ở vùng xa của thực quản.
Tỷ lệ cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ được báo cáo trước đây trong thực quản đoạn gần dao động từ 0,18% đến 14% trong các nghiên cứu nội soi.
Cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ có thể không hiếm như nó được mô tả trong một số nghiên cứu trước đây bởi vì tỷ lệ mắc bệnh của nó đã tăng lên khi lui ống soi cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng niêm mạc gần cũng như bằng cách sử dụng nội soi quang học có sử dụng chế độ nhuộm màu quang học (NBI).
Hơn nữa, các báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đáng kể lên đến 70%.
6.2 Khảo sát cẩn thận thực quản sẽ tăng tần suất phát hiện cấu trúc này
Do đó, sự khác biệt này chứng tỏ thêm rằng tỷ lệ phát hiện cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ thực quản trong quá trình nội soi có thể cao hơn khi thời gian rút ống soi tăng lên và khi chế độ NBI được sử dụng thường xuyên hơn. Trong hầu hết các trường hợp, phần đầu tiên của thực quản được đặt vào một cách mù, không quan sát và vùng này sau đó thường bị bỏ quên khi rút ống soi.
>>Xem thêm: Điều trị và tầm soát niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản - Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
7. Niêm mạc dạ dày lạc chỗ và các bệnh lý liên quan
Cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ thường được chú ý và hình dung trong quá trình nội soi ở những bệnh nhân có biểu hiện khó tiêu, các triệu chứng điển hình hoặc không điển hình của bệnh trào ngược hoặc cảm giác nóng rát dai dẳng. Các phàn nàn khác liên quan đến tổn thương này bao gồm ho không giải thích được và dai dẳng, khàn giọng, đau ngực và khó nuốt.
Hơn nữa, có 1 tỷ lệ phổ biến khác nhau của các triệu chứng trào ngược thanh quản được báo cáo cho tình trạng này, dao động từ 20% đến 73,1%, điều này có thể được giải thích phần lớn là do sự nhạy cảm của niêm mạc thanh quản đối với sự trào ngược axit do niêm mạc dạ dày lạc chỗ. Sự tiết chất nhầy cũng đã được xem xét. Các mối liên hệ với bệnh viêm tai hoặc xoang mãn tính cũng đã được báo cáo. Ngược lại, cũng có những tác giả không tìm thấy mối liên quan giữa cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ và sự hiện diện hoặc không có các triệu chứng thực quản trên ở bệnh nhân của họ. Trong một nghiên cứu khác gần đây, mặc dù tỷ lệ cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ phổ biến cao (10.9% trong 239 bệnh nhân), các tác giả xác định rằng không có mối liên quan đáng kể nào với bất kỳ loại triệu chứng nào.
8. Phân loại bệnh học lâm sàng cho niêm mạc dạ dày lạc chỗ
Năm 2004, von Rahden và cộng sự đã đề xuất một phân loại bệnh học lâm sàng hữu ích cho dị vật niêm mạc dạ dày của thực quản
Bảng 1: Phân loại bệnh học lâm sàng của cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản cổ (viết tắt là CHGM) được đề xuất bởi von Rahden và cộng sự và đề xuất xử trí.
CHGM type I | Những người không có triệu chứng với niêm mạc dạ dày lạc chỗ thực quản- trấn an bệnh nhân + theo dõi tùy chọn |
CHGM type II không có thay đổi hình thái | Những người có triệu chứng với với niêm mạc dạ dày lạc chỗ thực quản (cảm giác nuốt nghẹn, ho, khàn giọng hoặc "biểu hiện ngoài thực quản") - trấn an và giải thích cho bệnh nhân những ngụ ý có thể xảy ra như quá mẫn thực quản + ức chế axit, prokinetic + một số trường hợp để loại trừ H Pylori nếu vẫn còn triệu chứng + đánh giá lại nội soi trong trường hợp biến chứng nghi ngờ của với niêm mạc dạ dày lạc chỗ |
CHGM type III | Các biến chứng của với niêm mạc dạ dày lạc chỗ - liệu pháp nội soi ( ví dụ: nong bằng bóng , đốt bằng argon plasma, đốt bỏ bằng song cao tần RFA) |
CHGM type IV | Loạn sản trong cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ - điều trị bằng nội soi (EMR, ESD) + theo dõi |
CHGM V | Ung thư xâm lấn trong phạm vi đầu vào- quyết định của nhóm liên ngành (bác sĩ tiêu hóa- bác sĩ ung thư- bác sĩ phẫu thuật) |
9. Phân loại bệnh học lâm sàng thường gặp ở nhóm bệnh nhân nào?
Điều thú vị là một số nghiên cứu đã báo cáo rằng cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ thực quản phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới. Nếu chúng ta tính đến sự phân bố của các triệu chứng, ví dụ, phụ nữ được biết là biểu hiện thường xuyên hơn với nuốt nghẹn, điều này cho thấy rằng tỷ lệ mắc các bệnh cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ có triệu chứng cao hơn ở phụ nữ.
Theo kinh nghiệm của các tác giả, nhận thấy rằng có cảm giác lo lắng đối với những bệnh nhân xuất hiện với với niêm mạc dạ dày lạc chỗ chủ yếu ở phụ nữ và có thể xuất hiện như là chứng suy nhược cơ thể. Những bệnh nhân này thường được phân loại là loại 2 theo hệ thống phân loại của von Rahnen. Triệu chứng phổ biến nhất mà các tác giả quan sát được là cảm giác nuốt nghẹn mà không có bất kỳ mối tương quan nào phụ thuộc vào kích thước. Tương tự, các nghiên cứu khác phát hiện ra rằng có sự chiếm ưu thế nữ ở bệnh nhân nuốt nghẹn nhưng ngược lại, kết luận rằng nó có liên quan đến bệnh trào ngược. Bất chấp điều đó, họ đã ghi lại những thông tin quan trọng liên quan đến kích thước và cho thấy rằng các cấu trúc niêm mạc dạ dày lạc chỗ có chiều dài dài hơn và tổng diện tích lớn hơn thường gặp ở bệnh nhân nuốt nghẹn hơn ở bệnh nhân không nuốt nghẹn.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý gây tiêu chảy mạn tính, bệnh Crohn, niêm mạc dạ dày lạc chỗ ở thực quản...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, sàng lọc ung thư dạ dày, polyp dạ dày được thực hiện thông qua nội soi dạ dày với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm loét đại tràng, các tổn thương ung thư tiêu hoá giai đoạn sớm... Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ dày, thực quản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
- Raine CH. Ectopic gastric mucosa in the upper esophagus as a cause of dysphagia. Ann Otol Rhinol Laryngol. 1983;92:65-66. [PubMed] [DOI]
- Truong LD, Stroehlein JR, McKechnie JC. Gastric heterotopia of the proximal esophagus: a report of four cases detected by endoscopy and review of literature. Am J Gastroenterol. 1986;81:1162-1166. [PubMed]
- Akbayir N, Alkim C, Erdem L, Sökmen HM, Sungun A, Başak T, Turgut S, Mungan Z. Heterotopic gastric mucosa in the cervical esophagus (inlet patch): endoscopic prevalence, histological and clinical characteristics. J Gastroenterol Hepatol. 2004;19:891-896. [PubMed] [DOI]
- Borhan-Manesh F, Farnum JB. Incidence of heterotopic gastric mucosa in the upper oesophagus. Gut. 1991;32:968-972. [PubMed] [DOI]
- Tang P, McKinley MJ, Sporrer M, Kahn E. Inlet patch: prevalence, histologic type, and association with esophagitis, Barrett esophagus, and antritis. Arch Pathol Lab Med. 2004;128:444-447. [PubMed] [DOI]
- Adriana Ciocalteu, Petrica Popa, Issues and controversies in esophageal inlet patch, World J Gastroenterol. Aug 14, 2019; 25(30): 4061-4073