Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không? Đây là bệnh lý tự miễn nên rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu can thiệp điều trị ở giai đoạn sớm vẫn có thể bảo tồn các khớp và không ảnh hưởng đến khả năng vận động.
1. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Qua kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ cơ xương khớp, bệnh không dễ để chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị viêm khớp dạng thấp thường nhắm đến mục tiêu làm ngừng hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn nguy cơ tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Quá trình điều trị thông thường kéo dài từ 1 - 2 tháng đến vài năm và đôi khi phải tiếp tục điều trị suốt đời. Cụ thể, các mục tiêu trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đảm bảo là:
- Giảm viêm ở các khớp bị tổn thương, xoa dịu và giảm bớt cơn đau nhức.
- Ngăn ngừa nguy cơ suy giảm chức năng khớp và biến dạng khớp.
- Cải thiện chức năng vận động và chất lượng sống của người bệnh.
2. Một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
2.1. Dùng thuốc (nội khoa)
Việc lựa chọn loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ bệnh, số lượng khớp bị ảnh hưởng, bệnh lý mắc kèm...
2.1.1 Thuốc giảm đau chống viêm không steroid
- Celecoxib: Dùng với liều uống 200mg, 1 - 2 lần/ ngày.
- Meloxicam: 15mg tiêm bắp hoặc uống 1 lần mỗi ngày.
- Diclofenac: Có thể dùng đường uống hoặc tiêm bắp với liều 75mg/lần/ ngày, dùng liên tục trong 3 - 7 ngày. Sau khi kết thúc liệu trình đó thì chuyển qua liều dùng 50mg x 2 - 3 lần/ ngày trong 4 - 6 tuần.
Lưu ý: Một số đối tượng có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của thuốc như người cao tuổi, tiền sử bệnh lý dạ dày... cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên và dự phòng viêm loét dạ dày bằng thuốc ức chế bơm proton.
2.1.2 Corticosteroid
Corticosteroid thường được chỉ định trong thời gian ngắn và khi có tiến triển của đợt cấp.
- Thể vừa: 16 - 32 mg Methylprednisolone uống hàng ngày vào 8h sáng sau ăn.
- Thể nặng: 40mg Methylprednisolone tiêm tĩnh mạch mỗi ngày.
- Thể tiến triển cấp, nặng đe dọa tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): Bắt đầu từ 500 - 1000mg Methylprednisolon truyền tĩnh mạch trong 30 - 45 phút/ ngày, điều trị liên tục trong 3 ngày. Sau đó giảm về liều thông thường. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng mỗi tháng một lần.
Có thể sử dụng các nhóm thuốc này kéo dài ở những bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận. Khởi đầu ở liều dùng là 20mg vào khoảng 8h sáng mỗi ngày. Tuy nhiên, khi thấy các triệu chứng bệnh và xét nghiệm cải thiện thì cần giảm dần liều hoặc ngừng khi điều trị cơ bản có hiệu quả.
2.1.3 Các thuốc điều trị chống thấp khớp
Điều trị thể thông thường và mới mắc bệnh:
- Methotrexat: Khởi đầu 10mg một lần/tuần. Tùy theo đáp ứng để duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 - 15mg) mỗi tuần (liều tối đa là 20mg/ tuần).
- Sulfasalazin: Khởi đầu 500mg/ngày, tăng mỗi 500mg mỗi tuần, duy trì ở liều 1000mg x 2 lần mỗi ngày.
- Có thể kết hợp Methotrexat với Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả.
- Kết hợp Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine nếu kết hợp không hiệu quả.
Thể nặng, kháng trị với các thuốc trên: Cần kết hợp với các thuốc sinh học như Tocilizumab, Etanercept, Infliximab, Adalimumab hoặc Golimumab.
2.2. Phát hiện mới giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, sử dụng thuốc từ thảo dược tự nhiên cũng mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Một số vị thuốc y học cổ truyền điều trị viêm khớp dạng thấp như:
- Hy thiêm: Có vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống và lợi cho gân, xương. Hy thiêm chữa viêm khớp dạng thấp nhờ khả năng điều hòa miễn dịch, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng đau, tấy đỏ các khớp.
- Bạch thược: Có vị chua, hơi đắng, được quy vào 3 kinh can, tỳ và phế. Bạch thược được dùng nhiều để giảm đau khớp, đau lưng, đau ngực và tay chân nhức mỏi.
- Sói rừng: Có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, tác động vào căn nguyên gây viêm khớp dạng thấp. Sói rừng giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển, giảm đau nhức khớp, tê bì chân tay.
Sự kết hợp các thảo dược kể trên sẽ giúp điều hòa miễn dịch, tăng cường hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, sử dụng thảo dược điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn, không gây tác dụng phụ và hoàn toàn có thể dùng trong thời gian dài.
2.3. Phẫu thuật
Khi các phương pháp kể trên không đem lại hiệu quả và tình trạng bệnh có nguy cơ tiến triển nặng thì bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp, tùy trường hợp bác sĩ sẽ có lựa chọn phù hợp:
- Phẫu thuật nội soi khớp: Phương pháp này sử dụng để loại bỏ lớp màng bao quanh khớp bị viêm, có thể thực hiện ở các vị trí đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
- Phẫu thuật sửa chữa gân: Được thực hiện để cải thiện tình trạng lỏng hoặc vỡ các đường gân xung quanh khớp.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Mục đích là để giảm triệu chứng đau nhức và giúp cố định hoặc điều chỉnh khớp.
- Thay toàn bộ khớp: Giúp loại bỏ các bộ phận của khớp bị tổn thương, thay thế bằng bộ phận tương ứng được làm bằng nhựa hoặc kim loại.
3. Cách phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp
Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi: Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không với các nội dung bên trên, bạn hãy chú ý để phòng ngừa căn bệnh này với các biện pháp như sau:
3.1. Bỏ thuốc lá
Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở người hút thuốc lá cao hơn so với người không hút. Thậm chí, khi bị viêm khớp dạng thấp mà vẫn hút thuốc lá có thể giảm hiệu quả điều trị và làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
3.2. Duy trì cân nặng hợp lý
- Người thừa cân béo phì có nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Việc duy trì cân nặng hợp lý giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
- Ăn uống hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. Ưu tiên ăn thực phẩm có protein từ cá hoặc gà thay thế cho protein từ thịt đỏ. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đóng hộp, nhiều dầu mỡ và nhiều chất bảo quản.
- Ngoài ra, nên tránh đồ uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp mà còn có nguy cơ gây ra một số bệnh lý khác về tim mạch.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao: Có thể lựa chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe...). Chế độ luyện tập đều đặn giúp giảm đáng kể sự mất xương, đồng thời giảm đau và cứng khớp. Tuy nhiên, trong đợt viêm cấp, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp.
3.3. Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại
Việc thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, nếu do tính chất công việc buộc phải làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại, bạn nên trang bị các phương tiện bảo hộ nhằm hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.
Với thành phần chính từ cao hy thiêm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe HOÀNG THẤP LINH hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp dạng thấp.
Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện E Hà Nội trên 60 bệnh nhân từ 40 – 75 tuổi được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp xác định theo tiêu chuẩn của hội thấp khớp học Mỹ năm 1987, nhóm bệnh nhân sử dụng Hoàng thấp linh có cải thiện bệnh đáng kể về giảm số khớp sưng, số khớp đau và mức độ đau của bệnh.
Thành phần
Cao Hy thiêm, cao Sói rừng, cao Bạch thược, Nhũ hương, L - Carnitine fumarate, Methylsulfonylmethane, Pregnenolone , Magnesi, Boron
Đối tượng sử dụng
Dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY
Sản phẩm được bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(XNQC: 01399/2019/ATTP-XNQC)