Chúng ta có xu hướng trì hoãn những việc cần làm trong vài giờ hoặc vài ngày hoặc vài tuần hoặc lâu hơn. Sự trì hoãn là một hiện tượng bình thường, gần như phổ biến, trì hoãn làm giảm hiệu quả của công việc, thậm chí gây ảnh hưởng đến người khác. Vậy tại sao chúng ta lại hay trì hoãn và làm thế nào để loại bỏ sự trì hoãn?
1. Trì hoãn là gì?
Trì hoãn là những thói quen của con người có xu hướng làm chậm lại, chưa muốn làm ngay một công việc phải làm, hoặc chờ để một thời gian sau đó mới thực hiện.
Joseph Ferrari - giáo sư tâm lý học tại Đại học DePaul ở Chicago phát hiện khoảng 20% người trưởng thành là những người trì hoãn kinh niên. Con số đó cao hơn trầm cảm, cao hơn ám ảnh, cao hơn các cơn hoảng loạn và chứng nghiện rượu.
Sự trì hoãn kinh niên không phân biệt dựa trên giới tính, chủng tộc hoặc tuổi tác.
2. Tại sao lại trì hoãn?
Chúng ta thường trì hoãn vì các lý do sau:
- Lười biếng
- Bản thân chúng ta muốn trì hoãn.
- Thiếu năng lượng thể chất hoặc tinh thần.
- Công việc quá khó khăn, hoặc chỉ đơn giản là nhàm chán hoặc căng thẳng, nếu mà bạn cảm thấy quá sức hoặc gây ra sự lo lắng thì ta có xu hướng tránh né.
- Chúng ta tin rằng làm việc tốt nhất là làm việc dưới áp lực, vì vậy chúng ta thường trì hoãn đến phút cuối cùng.
- Thiếu quyết đoán khi đưa ra các quyết định quan trọng và cân nhắc lại một số lựa chọn, ta thường trì hoãn để đưa ra quyết định.
3. Tác hại của sự trì hoãn
Trì hoãn không những đem lại nhiều hậu quả không tốt cho công việc mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, như là
- Căng thẳng (stress)
- Những người trì hoãn mãn tính có mức độ căng thẳng cao hơn những người khác.
- Trầm cảm, lo âu
- Đau đầu, mất ngủ
Những người hay trì hoãn cũng có nhiều khả năng bị đau đầu, mất ngủ và các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời họ dễ bị cảm cúm và cảm lạnh.
Nghiên cứu cho thấy rằng sự trì hoãn có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như thời gian ngủ ngắn hơn và tăng nguy cơ mắc các triệu chứng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày.
- Các vấn đề về tim
Trì hoãn cũng có liên quan đến các vấn đề về tim. Sirois đã nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Y học Hành vi cho thấy những người bị bệnh tim có nhiều khả năng tự nhận mình là người trì hoãn hơn những người khỏe mạnh.
4. Các cách để đập tan sự trì hoãn
Dưới đây là các cách để loại bỏ sự trì hoãn:
- Khoan dung với bản thân;
Những người trì hoãn thường tự làm khó mình, cảm thấy có lỗi khi làm người khác thất vọng vì sự chậm chạp của mình. Nghiên cứu của Sirois chỉ ra mối liên hệ giữa sự trì hoãn và mức độ thấp của lòng từ bi cho bản thân. Vì vậy, hãy đối xử tử tế và thấu hiểu bản thân.
- Tìm ra ý nghĩa của công việc đang thực hiện;
Một trong những cách tốt nhất để ngừng trì hoãn là tìm ra ý nghĩa của công việc đang thực hiện. Ghi ra lý do tại sao điều đó lại quan trọng như hoàn thành đúng giờ sẽ có ích cho người khác hoặc tránh những hậu quả khác. Làm như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy gắn bó hơn với công việc và ít có khả năng trì hoãn hơn.
- Chia công việc thành những phần nhỏ hơn;
Khi bạn đã bắt đầu và đạt được một chút tiến bộ nhỏ trong công việc của mình, bạn sẽ tiếp tục. Việc chia nhỏ này hữu ích đối với những người hay chần chừ thiếu quyết đoán. Đồng thời, đặt ra thời hạn cho bản thân cho những bước nhỏ đó. bạn có thể giải quyết toàn bộ công việc dễ dàng hơn.
- Lựa chọn công việc;
Một số người muốn hoàn thành những nhiệm vụ khó nhất, trong khi những người khác chọn những việc dễ dàng hơn để thực hiện trước. Khi hoàn thành những công việc nhỏ, chúng ta dễ dàng có động lực để thực hiện những công việc tiếp theo.
- Hạn chế tối đa những thứ làm gián đoạn công việc;
Chúng ta thường bị gián đoạn liên tục bởi điện thoại, những người trong gia đình, TV. Nhưng một khi công việc bị gián đoạn, chúng ta có xu hướng trì hoãn. Tránh những thứ làm gián đoạn khiến ta dễ dàng tập trung vào công việc hơn.
- Tự thưởng cho bản thân
Sau khi hoàn thành một công việc, hãy tự thưởng cho bản thân bằng một món ăn yêu thích hay một món quà. Tự thưởng cho bản thân giúp chúng ta có thêm động lực để tránh trì hoãn
Để ngưng lại sự trì hoãn, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao bạn lại trì hoãn và sự trì hoãn đang ngăn cản bạn đạt được mục tiêu như thế nào, vì vậy bạn có thể lập một kế hoạch hành động cụ thể, điều đó sẽ giúp bạn loại bỏ sự trì hoãn. Đập tan sự trì hoãn giúp chúng ta nâng cao hiệu quả công việc và các vấn đề sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, washingtonpost.com