Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Giấc ngủ là một nền tảng thiết yếu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Học viện nhi khoa Hoa Kỳ ước tính rằng các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng tới 25 % đến 50 % trẻ em và 40 % thanh thiếu niên.
Hiểu nhu cầu về giấc ngủ của trẻ em là bước đầu tiên để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Thông qua sự kết hợp giữa giấc ngủ, thói quen sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi và chú ý theo dõi bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào, bạn có thể giúp trẻ hình thành thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ để trẻ lớn lên khỏe mạnh.
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em và thanh thiếu niên
Giấc ngủ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trí não trẻ. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, nghiên cứu cho thấy giấc ngủ có liên quan đến sự tỉnh táo và chú ý của trẻ, hiệu suất nhận thức, tâm trạng, khả năng phục hồi, khả năng thu nhận từ vựng, học tập và trí nhớ. Giấc ngủ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển, đặc biệt là ở thời thơ ấu. Đặc biệt đối với trẻ mới biết đi, giấc ngủ trưa đóng vai trò vô cùng cần thiết trong việc củng cố trí nhớ và phát triển kỹ năng về nhận thức, vận động.
Những vấn đề xảy ra xung quanh trẻ như mọc răng, trẻ bị ốm, hay trẻ ở một nơi khác, thay đổi người chăm sóc mới, thay đổi lịch trình, nhiễm trùng tai.....cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Ngoài những vấn đề trên, khoảng 50% trẻ em bị rối loạn giấc ngủ ở một số thời điểm. Rối loạn giấc ngủ có liên quan mật thiết với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ. Vấn đề này làm trầm trọng thêm vấn đề kia theo một chu kỳ khó có thể phá vỡ. Bên cạnh đó, một số tình trạng rối loạn giấc ngủ không biểu hiện rõ hoặc phản ánh các tình trạng khác nhau như chứng động kinh dẫn đến sự khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Một số chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở trẻ em là chứng kinh hoàng và ác mộng về đêm, ngưng thở khi ngủ, nói chuyện khi ngủ và mộng du, ngáy và hội chứng chân không yên.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, cần có được giấc ngủ chất lượng để đảm bảo sự phát triển sâu sắc về tinh thần, thể chất, xã hội và cảm xúc.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến các yếu tố như:
- Tư duy và thành tích học tập
Giấc ngủ có lợi cho não bộ và thúc đẩy sự chú ý, trí nhớ và suy nghĩ phân tích. Nó giúp tư duy trở nên nhạy bén hơn, nhận biết những thông tin quan trọng nhất để củng cố việc học. Giấc ngủ cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng suy nghĩ, thúc đẩy sự sáng tạo. Cho dù đó là học để kiểm tra, học một nhạc cụ hay đạt được các kỹ năng công việc, giấc ngủ rất cần thiết đối với trẻ.
Với tầm quan trọng của giấc ngủ đối với chức năng của não, thật dễ hiểu tại sao trẻ em ngủ không đủ giấc có xu hướng bị buồn ngủ quá mức và thiếu sự chú ý. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
- Sức khỏe tinh thần
Ngủ không đủ giấc gây ra cảm giác cáu kỉnh và phản ứng thái quá. Theo thời gian, hậu quả có thể còn lớn hơn đối với những thanh thiếu niên đang thích nghi với sự độc lập, trách nhiệm và các mối quan hệ xã hội mới.
Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ tình cảm, làm tăng nguy cơ xung đột giữa các cá nhân cũng như làm nghiêm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Rối loạn sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực có liên quan đến giấc ngủ kém và thiếu ngủ ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ tự tử. Cải thiện giấc ngủ ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc giảm các triệu chứng của chúng.
- Phát triển thể chất
Giấc ngủ góp phần vào chức năng của hầu hết mọi cơ quan của cơ thể. Giấc ngủ giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch, giúp điều chỉnh hormone và cho phép phục hồi cơ và mô.
Sự phát triển thể chất đáng kể xảy ra trong thời kỳ thanh thiếu niên và có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do thiếu ngủ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những thanh thiếu niên không ngủ đủ giấc gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này có thể khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề tim mạch lâu dài.
- Ra quyết định và hành vi
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thùy trán, một phần của não bộ, đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát hành vi bốc đồng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ không ngủ đủ giấc có thể phát sinh những hành vi như đi xe đạp không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn. Sử dụng ma túy, rượu, hút thuốc, đánh nhau và mang theo vũ khí cũng được xác định có nguy cơ cao xảy ra đối với những thanh thiếu niên ngủ quá ít.
Các vấn đề về hành vi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một đứa trẻ, làm sa sút kết quả học tập cũng như các mối quan hệ của họ với gia đình và bạn bè.
- Những tai nạn và chấn thương
Ngủ không đủ giấc ở trẻ có thể khiến chúng dễ bị thương tật, thậm chí tử vong. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ có thể làm giảm thời gian phản ứng với tác động tương tự như việc uống rượu.
2. Trẻ em cần ngủ bao nhiêu?
Khi lớn lên trẻ không còn ngủ nhiều như khi còn bé nhưng ngủ bao nhiêu là đủ? Thời gian ngủ của mỗi đứa trẻ có sự khác nhau, một số cần ngủ nhiều hơn và một số trẻ khác cần ngủ ít hơn.
Dưới đây là hướng dẫn chung về số giờ ngủ trung bình mà một đứa trẻ cần trong khoảng 24 giờ.
Tuổi tác | Ngủ ban đêm | Ngủ ban ngày | Tổng thời gian ngủ trung bình |
2 năm | 10 đến 12 giờ | 1 đến 3 giờ (1 giấc ngủ ngắn) | 11 đến 14 giờ |
3 năm | 10 đến 12 giờ | 1 đến 3 giờ (1 giấc ngủ ngắn) | 10 đến 13 giờ |
4 năm | 10 đến 13 giờ | 0 đến 2,5 giờ (1 giấc ngủ ngắn hoặc không ngủ trưa) | 10 đến 13 giờ |
5 năm | 10 đến 13 giờ | 0 đến 2,5 giờ (1 giấc ngủ ngắn hoặc không ngủ trưa) | 10 đến 13 giờ |
6 năm | 9 đến 12 giờ | 0 | 9 đến 12 giờ |
7 năm | 9 đến 12 giờ | 0 | 9 đến 12 giờ |
8 năm | 9 đến 12 giờ | 0 | 9 đến 12 giờ |
* Lưu ý: Trẻ ngủ trưa lâu hơn có xu hướng ngủ ít giờ hơn vào ban đêm và ngược lại. |
Chuyên gia về giấc ngủ Jodi Mindell, tác giả của cuốn sách Sleep Through the Night nói rằng : “Nếu một đứa trẻ có thói quen ngủ ít hoặc không chịu ngủ trưa hoặc đi ngủ trước 10 giờ đêm, cha mẹ của chúng thường cho rằng trẻ không cần ngủ nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể trẻ đang bị thiếu ngủ, dẫn đến hành vi quá mệt mỏi vào giờ đi ngủ”.
Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị thiếu ngủ, hãy tự hỏi bản thân một số câu hỏi sau:
- Trẻ có thường xuyên ngủ gật khi ngồi trên xe không?
- Trẻ có cần bạn phải đánh thức vào mỗi sáng không?
- Trẻ có tỏ ra cáu kỉnh hoặc quá mệt mỏi trong ngày không?
Nếu câu trả lời là có thì có thể trẻ đang không ngủ đủ. Để thay đổi điều này, bạn cần giúp trẻ những thói quen tốt liên quan đến giấc ngủ, chẳng hạn như xây dựng thói quen đi ngủ nhất quán, đặt giờ đi ngủ phù hợp.
Trẻ mẫu giáo ngủ trưa nhiều hơn, do đó trẻ cần ngủ đủ 10 đến 13 giờ mỗi ngày, thời lượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn. Khi được 14 tuổi, trẻ cần ngủ từ 8 đến 10 giờ trong một ngày.
3. Cách giúp trẻ ngủ ngon
3.1 Đối với trẻ nhỏ
Giấc ngủ cần thay đổi khi con bạn lớn lên, nhưng cho dù là trẻ vẫn còn nhỏ hay đã trưởng thành thì việc thực hiện cho trẻ ngủ đúng giờ rất hữu ích để đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Hãy cố gắng thực hiện những hoạt động giống nhau mỗi ngày theo trình tự giống nhau để trẻ biết điều gì sẽ xảy ra.
Một thói quen trước khi đi ngủ điển hình có thể bao gồm:
- Tắt máy tính, tivi và các đèn sáng khác
- Mặc đồ ngủ và đánh răng
- Đọc một cuốn sách, hát một bài hát ru hoặc cho trẻ tắm nước ấm
- Đưa trẻ vật dụng ( chăn) hoặc thú nhồi bông mà trẻ yêu thích
Thời điểm tốt nhất để đưa trẻ đi ngủ là khi chúng buồn ngủ, không phải khi chúng đã ngủ. Điều này giúp trẻ học cách tự đi vào giấc ngủ. Nếu trẻ em mẫu giáo thức dậy vào lúc nửa đêm, hãy đưa trẻ trở lại giường. Tốt nhất không nên để trẻ sơ sinh ngủ trên giường cùng bạn, vì ngủ chung sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Để giúp trẻ em ngủ ngon, cần lưu ý:
Thói quen ban ngày cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn có thể giấc ngủ thoải mái ở trẻ bằng cách tuân theo các quy tắc cơ bản :
- Sắp xếp lịch trình cân đối với thời gian nghỉ ngơi và vui chơi xen kẽ
- Không mở máy tính, tivi trong phòng ngủ, ngay cả ban ngày
- Thực hiện chế độ ăn hợp lý
- Tạo không gian ngủ luôn thoáng mát
- Sử dụng rèm tối màu để cản ánh sáng hoặc đèn ngủ nếu trẻ sợ bóng tối
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh hoặc sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để che bớt âm thanh bên ngoài
- Tránh cafein, tránh cho trẻ ăn quá nhiều và đồ ăn có đường trước khi đi ngủ, chọn một bữa ăn nhẹ lành mạnh trước khi đi ngủ nếu cần thiết
Việc cho trẻ tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng, nhưng đừng khiến trẻ mệt mỏi vì những hoạt động này để trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, cần lưu ý: Vì trẻ chưa hình thành nhịp sinh học nên trẻ nhỏ hiếm khi ngủ suốt đêm. Nếu trẻ không tự ngủ lại, hãy thử xoa dịu trẻ bằng cách nói chuyện hoặc chạm vào mà không cần bế ẵm trẻ lên. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, có thể trẻ đang đói hoặc cần thay tã. Khắc phục sự cố một cách nhanh chóng và lặng lẽ, chỉ sử dụng đèn ngủ nếu có thể và nhẹ nhàng.
Để giúp trẻ mới biết đi ngủ ngon, cần lưu ý: Giấc ngủ của trẻ mới biết đi thường được bổ sung bằng hai giấc ngủ ngắn mỗi ngày. Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ mới biết đi bao gồm sự lo lắng khi phải xa rời mẹ hoặc người chăm sóc, điều này dẫn đến sự bướng bỉnh, khó chịu của trẻ khi đi ngủ. Bạn có thể giải quyết tình huống này bằng cách cho trẻ truyền kiểm soát những lựa chọn nhỏ như mặc đồ ngủ hay đọc cuốn sách nào. Cố gắng kiên nhẫn, cứng rắn nhưng vẫn nhẹ nhàng với trẻ, không nên cáu gắt, dọa nạt trẻ bởi điều này chỉ gây tác dụng ngược, trẻ sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn trước hành động của bạn.
Lời khuyên về giấc ngủ cho trẻ em mẫu giáo: Giữa các nghĩa vụ học tập, xã hội và ngoại khóa, trẻ em ở độ tuổi đi học thường có rất nhiều hoạt động khiến khó có thể ngủ ngon. Bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng tuân theo một lịch trình nhất quán và thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. Để tăng cường mối liên hệ giữa phòng ngủ và giấc ngủ, hãy để trẻ làm bài tập về nhà hoặc các hoạt động khác trong phòng khác nếu có thể.
Buổi sáng cũng quan trọng, mặc dù việc rất nhiều trẻ hứng thú khi được ngủ nương vào mỗi cuối tuần, nhưng điều này có thể làm gián đoạn lịch ngủ của trẻ và khiến trẻ khó thức dậy hơn trong tuần. Cố gắng không lên lịch quá nhiều cho các hoạt động ngoại khóa nếu bạn nhận thấy những hoạt động này có ảnh hưởng bất lợi đến thời gian ngủ của trẻ.
Nếu bạn đã sắp xếp thời gian ngủ hợp lý cho trẻ và trẻ vẫn cảm thấy buồn ngủ, khó ngủ hoặc trằn trọc vào ban đêm, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem trẻ có mắc chứng khó ngủ hay không. Bạn cũng có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ giáo viên để quan sát xem mức độ chú ý của trẻ ở trường. Khó tập trung, hành vi hiếu động hoặc các vấn đề trong học tập có thể cho thấy trẻ không ngủ đúng giấc.
Vấn đề giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt, trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa,... Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong