Mụn ẩn dưới da: Trị mụn trong 3 bước

Mụn ẩn dưới da là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ do chúng tồn tại lâu hơn và khó điều trị hơn so với các loại mụn khác. Đặc biệt, mụn ẩn dưới da rất dễ để lại sẹo. Vậy cách xử lý mụn ẩn dưới da cần lưu ý gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích liên quan đến mụn ẩn dưới da.

1. Mụn ẩn dưới da là gì?

Mụn ẩn dưới da rất khó nhận biết bằng mắt thường, chỉ cảm nhận sự tồn tại của chúng bằng cách dùng tay sờ trực tiếp lên đó. Những vùng nổi mụn ẩn này sẽ rất thô ráp, sần sùi.

Loại mụn này thường có phần chân nằm sâu và gắn chặt trong nang lông. Thông thường mụn ẩn có kích thước khá nhỏ, mọc theo từng cụm.

Loại mụn này thường xuất hiện ở lưng trên, ngực, mặt và cổ. Phổ biến ở mặt là những vùng ở bên má, trên trán hoặc dưới cằm. Đây là những vùng da khá nhạy cảm, dễ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc da không đúng cách dẫn đến tình trạng tích tụ bã nhờn, vi khuẩn và bụi bẩn sinh ra mụn.

Mụn ẩn tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách, mụn có thể phát triển thành mụn sưng đỏ, mụn bọc rất khó điều trị.

Một số triệu chứng hay gặp ở mụn ẩn dưới da bao gồm :

  • Da đỏ hoặc hơi viêm;
  • Đau quanh vùng;
  • U mụn có kích thước lớn, nhỏ khác nhau;
  • Có thể tự biến mất hoặc tồn tại nếu không được xử lý.

Một đặc điểm chính của mụn ẩn là triệu chứng đau. Sự tích tụ của mủ và vi khuẩn gây áp lực lên da có thể gây ra các mức độ đau khác nhau. Trường hợp da mụn ẩn nhiều gây đau quá mức có thể phải dùng thuốc giảm đau cho người bệnh.

Đối với những người thắc mắc 'liệu nước đá có giúp trị mụn bọc không?', thì đúng là nước đá có thể giúp giảm cảm giác đau bằng cách giải quyết tình trạng viêm và sưng tấy.

Theo các chuyên gia, mụn ẩn cũng giống như các loại mụn thông thường ở chỗ đều do tuyến dầu bị tắc nghẽn dẫn đến phản ứng viêm. Sự khác biệt chính là trong trường hợp mụn ẩn thì tình trạng nhiễm trùng bị mắc kẹt sâu trong da và vì không có “đầu” trên bề mặt da tạo nên áp lực ở dưới da và gây đau.

2. Nguyên nhân gây ra mụn ẩn

Mụn ẩn dưới da phát triển khi các tuyến dầu bị tắc với sự kết hợp của bã nhờn (dầu), vi khuẩn và bụi bẩn. Sự rối loạn nội tiết tố, thường xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc tuổi dậy thì, cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng dòng chảy của bã nhờn, khiến dầu bị mắc kẹt trong da. Trái ngược với mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen, mụn ẩn dưới da là một loại mụn vô hình không có đầu và cuối cùng trở thành một cục u đau đớn bên dưới da. Những người có làn da dễ nổi mụn và loại da dầu thường dễ bị mụn ẩn nhiều hơn.

Nguyên nhân gây mụn ẩn có thể bao gồm :

3. Cách xử lý mụn ẩn dưới da

Do mụn ẩn sâu dưới da nên những ai mắc phải tình trạng này cần tránh việc nặn mụn để lấy mủ ra. Việc làm này không chỉ gây kích ứng cho bề mặt da mà cả cấu trúc collagen và mô sẹo xung quanh nó, thậm chí có thể gây nguy cơ nhiễm trùng.

Thay vào đó, hãy thực hiện theo trình tự 3 bước như sau:

Bước 1: Chườm đá vào vùng da bị mụn ẩn

Hầu hết khi bạn phát hiện ra một nốt mụn ẩn, nó vẫn còn nhỏ. Tận dụng cơ hội này để chườm đá bằng cách đặt một túi lạnh sạch vào khu vực đó trong 3 lần, mỗi lần 5 phút, sau đó nghỉ giãn cách khoảng 10 phút rồi tiếp tục đặt lần thứ 2. Hơi lạnh sẽ giúp giảm tình trạng viêm và sưng vùng da bị mụn ẩn.

Bước 2: Làm sạch nhẹ nhàng

Đảm bảo rằng vùng da bị mụn luôn luôn được giữ sạch sẽ. Tùy vào từng loại da để lựa chọn một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp, không gây kích ứng da để giúp loại bỏ hầu như các bụi bẩn bám ở trên da mà không làm gây thêm tổn thương cho da. Có thể kết hợp thêm việc dùng nước tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn và lớp trang điểm trước khi dùng sữa rửa mặt. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về da liễu khi lựa chọn các sản phẩm rửa mặt phù hợp với làn da của mình.

Bước 3: Thoa kem trị mụn

Hãy sử dụng những kem trị mụn có chứa thành phần axit salicylic, một loại acid đặc biệt tốt trong việc làm thông thoáng lỗ chân lông. Nếu vết mụn của bạn chỉ xuất hiện một lần, hãy thoa kem trị mụn như một loại kem dưỡng ẩm để giúp tránh nổi mụn trong tương lai. Nếu bạn bị nổi mụn thường xuyên, hãy thoa khắp mặt hàng ngày.

Để kiểm soát bất kỳ đợt bùng phát mụn nào trong tương lai, hãy đảm bảo bạn tuân thủ quy trình chăm sóc da nhất quán, làm sạch để rửa sạch vi khuẩn, lớp trang điểm và bụi bẩn vào cuối ngày và giữ ẩm để giúp cân bằng lượng bã nhờn trên làn da của bạn.

Nếu bạn nổi mụn nhiều, hãy đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn thấy quy trình chăm sóc da của mình không có tác dụng.

Bên cạnh đó, việc dưỡng ẩm và bảo vệ làn da cực kỳ quan trọng. Kem dưỡng ẩm không gây mụn giúp giữ cho lượng dầu cân bằng mà không làm tắc nghẽn da. Để hỗ trợ cho việc điều trị mụn ẩn, hãy đảm bảo dưỡng ẩm hàng ngày với những sản phẩm không chứa dầu.

Để giải quyết nguyên nhân gây ra mụn ẩn, hãy đảm bảo rằng làn da của bạn được bảo vệ đúng cách trước các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài. Bôi kem chống nắng phổ rộng và không gây mụn như bước cuối cùng hàng ngày của bạn. Để phát huy hiệu quả của kem chống nắng, nên bôi kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi chuẩn bị ra ngoài. Kem chống nắng chỉ là một phần của việc chống nắng nên hãy mặc quần áo bảo hộ và tìm bóng mát. Tránh phơi nắng trong thời gian dài đặc biệt vào những giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều mỗi ngày. Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ để duy trì hiệu quả chống nắng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến mụn ẩn dưới da để cho những ai đang mắc phải loại mụn này có thể áp dụng và cải thiện tình trạng này tốt hơn nhằm có được làn da mịn màng giúp tự tin hơn và đặc biệt hạn chế những biến chứng do mụn để lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: laroche-posay.com.au

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe