Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mãn tính có thể gây viêm ở nhiều vùng trên cơ thể. Những người bị viêm khớp dạng thấp thường bị sưng đau ở các khớp của bệnh nhân, thường là nhiều khớp cùng một lúc. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ra các tình trạng ở các cơ quan khác trong đó có da.

1. Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến các khớp:

  • Cổ tay
  • Các khớp ở bàn tay
  • Các khớp ở bàn chân
  • Đầu gối

Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các mô trong:

Vì viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến da, bạn có thể tự hỏi liệu nó có thể gây ra mụn trứng cá hoặc các vấn đề tương tự hay không.

Không có bằng chứng khoa học cho thấy mụn trứng cá có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể bị mụn trứng cá một cách độc lập. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan đến một số tình trạng về da khác. Viêm khớp dạng thấp và một số loại mụn đều là những tình trạng viêm.

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm khớp tự miễn dịch. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn có mức độ viêm cao hơn trong cơ thể, đặc biệt là ở các khớp.

Mặc dù mụn trứng cá có thể không liên quan đến viêm khớp dạng thấp, nhưng nó cũng là một tình trạng viêm. Những người bị mụn trứng cá thường gặp phải các tổn thương trên da ở:

  • Mặt
  • Cánh tay trên
  • Sau lưng
  • Thân mình

Theo một Đánh giá năm 2020, nguyên nhân gây ra mụn có thể bao gồm:

  • Yếu tố di truyền
  • Nội tiết tố
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều
  • Một số loại thuốc
  • Quần áo bó sát

2. Các vấn đề về da liên quan với viêm khớp dạng thấp

2. 1. Nốt sần

Khoảng 25% những người bị viêm khớp dạng thấp phát triển các nốt thấp khớp. Thông thường, những nốt sần này chỉ phát triển ở những người có kết quả xét nghiệm dương tính với yếu tố dạng thấp hoặc kháng thể kháng CCP (peptide citrullinated theo chu kỳ) trong máu của họ.


Nốt sần xuất hiện khi người bệnh bị viêm khớp dạng thấp
Nốt sần xuất hiện khi người bệnh bị viêm khớp dạng thấp

Yếu tố dạng thấp thực chất là một loại protein mà hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra. Yếu tố này có thể gây viêm, dẫn đến phá hủy các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là trong niêm mạc khớp của bạn.

Các nốt sần thường xuất hiện ở nam giới da trắng và có thể có kích thước từ vài mm đến vài cm. Chúng thường xuất hiện trên da ở các khu vực bên ngoài khớp của cánh tay xung quanh khuỷu tay và trên các điểm có áp lực như ngón tay và gót chân. Các nốt sần cũng có thể xuất hiện ở phổi.

2. 2. Viêm mạch dạng thấp

Đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp xảy ra trong ít hơn 1% những người có tình trạng bệnh. Viêm mạch xảy ra trong viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng và lâu dài.

Viêm mạch dạng thấp gây ra tình trạng viêm các mạch máu vừa và nhỏ khắp cơ thể - thường là những mạch máu đưa máu đến dây thần kinh, các cơ quan và da. Bệnh có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau trên da, bao gồm loét da và đốm máu.

2. 3. Hội chứng Felty

Hội chứng Felty là sự kết hợp của các tình trạng sau:

  • Lá lách to
  • Giảm bạch cầu
  • Viêm khớp

Nó xảy ra trong ít hơn 1% những người bị viêm khớp dạng thấp và có thể gây ra:

  • Nốt sần
  • Loét chân
  • Sạm da ở cẳng chân và mắt cá chân

2. 4. Viêm da u hạt

Viêm da u hạt là một loại phát ban dạng mảng, có thể gây đau và ngứa. Nó thường xuất hiện trên thân và mặt trong của đùi, nhưng cũng có thể phát triển ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Tình trạng này không phổ biến và thường chỉ phát triển ở những người bị viêm khớp dạng thấp nặng và có kết quả xét nghiệm dương tính với yếu tố dạng thấp.

2. 5. Tác dụng của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp trên da

Các loại thuốc sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra các thay đổi về da, chẳng hạn như phát ban. Hỏi bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ có thể có của thuốc và phải làm gì nếu có tác dụng phụ xuất hiện.

3. Điều trị các tình trạng da liên quan đến viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang sống với viêm khớp dạng thấp và các vấn đề về da bạn đang gặp phải. Những tình trạng này có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp hoặc là phản ứng với thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Nếu bạn được chẩn đoán bị bị mụn trứng cá, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị mụn trứng cá. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn tới một bác sĩ da liễu, người chuyên chẩn đoán và điều trị các tình trạng da.

3. 1. Điều trị mụn trứng cá tại chỗ

Điều trị tại chỗ cho mụn trứng cá có thể bao gồm:

  • Retinoids: Giúp loại bỏ sự tích tụ tế bào da chết
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ để tiêu diệt vi khuẩn trên da.
  • Axit azelaic: Loại bỏ da chết và tiêu diệt vi khuẩn
  • Benzoyl peroxide: Giảm vi khuẩn trên da

3. 2. Thuốc uống trị mụn

Phương pháp điều trị bằng thuốc uống cho mụn trứng cá bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh đường uống: Chống nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Liệu pháp nội tiết: Giúp mụn bùng phát do các hormone đã kích hoạt.
  • Isotretinoin: Giúp ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm sưng tấy.

3. 3. Các liệu pháp điều trị khác cho mụn trứng cá

Ngoài ra còn có các liệu pháp trị mụn khác mà bác sĩ có thể cho bạn sử dụng, bao gồm:

  • Liệu pháp ánh sáng: Tiêu diệt vi khuẩn bằng cách sử dụng các bước sóng ánh sáng cụ thể.
  • Loại bỏ mụn: Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe loại bỏ mụn đầu trắng và mụn đầu đen bằng thiết bị đặc biệt.
  • Lột da hóa học: Là phương pháp loại bỏ lớp da bề mặt.

Lột da hóa học là một trong các liệu pháp trị mụn trứng cá có thể áp dụng
Lột da hóa học là một trong các liệu pháp trị mụn trứng cá có thể áp dụng

3. 4. Điều trị cho các tình trạng da trong viêm khớp dạng thấp

Nếu bạn gặp phải một số tình trạng da cùng với viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể đề nghị điều trị dựa trên loại tình trạng bạn đang gặp phải và mức độ nghiêm trọng.Bác sĩ sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp tăng sự thoải mái cho những người bị viêm khớp dạng thấp.Phát ban trên da có thể là một dấu hiệu cho thấy việc điều trị viêm khớp dạng thấp của bạn không thực sự hiệu quả. Vì vậy, việc điều trị phát ban trong trường hợp này có thể bắt đầu bằng việc thay đổi phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp.

3. 5. Tự chăm sóc da

Bạn có thể giúp quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn bằng cách thực hành các thói quen chăm sóc da tốt, chẳng hạn như:

  • Rửa mặt hai lần mỗi ngày và sau khi ra nhiều mồ hôi.
  • Gội đầu hàng ngày nếu bạn có mồ hôi dầu.
  • Tránh lấy hoặc nặn mụn bằng tay và chạm vào da mặt.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa dầu để da không tiết quá nhiều dầu.
  • Nếu bạn trang điểm, hãy lựa chọn sử dụng các sản phẩm không chứa dầu.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Thực hành quản lý căng thẳng.

Nếu bạn bị phát ban viêm khớp dạng thấp trên da, thuốc không kê đơn (OTC) có thể làm dịu cơn đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil hoặc Motrin).

Dường như không có mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá. Tuy nhiên, bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan đến các tình trạng da khác, chẳng hạn như viêm mạch máu dạng thấp. Nếu bạn đang trải qua những thay đổi về da cùng với viêm khớp dạng thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Có các phương pháp điều trị tại chỗ, đường uống và các phương pháp điều trị khác cho tình trạng mụn trứng cá. Các thói quen sinh hoạt và chăm sóc da tốt, chẳng hạn như rửa mặt thường xuyên và kiểm soát căng thẳng, cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát và điều trị mụn trứng cá...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe