Đường nào tốt cho sức khỏe?

Vì ngọt của đường luôn khiến cho nhiều người không thể từ chối. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều đường trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Và việc lựa chọn loại đường để sử dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới điều này. Vậy loại đường nào tốt cho sức khỏe?

1. Tìm hiểu về đường

Đường được sử dụng để cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể hoạt động và bộ não tư duy. Trong khẩu phần hàng ngày, hàm lượng glucid chiếm 40 -55% thường chỉ được đề cập đến đường trong trái cây, rau xanh, ngũ cốc... Tuy nhiên trong chế độ ăn giảm cân thường được khuyến nghị hạn chế hàm lượng glucid, nhưng không phải loại bỏ hẳn thành phần này ra khỏi khẩu phần ăn. Bởi vì khi thiếu đường có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tim và thận.

Đường kính trắng là gì? Đường kính trắng hay còn gọi đường tinh luyện được tinh chế và kết tinh bởi đường saccharose. Loại đường này hiện được sử dụng khá phổ biến và sản xuất theo dây chuyền công nghiệp với thành phần từ 100% mía, đồng thời áp dụng công nghệ loại bỏ màu vàng bằng than hoạt tính để có màu trắng ngà vị ngọt sâu và dễ được hoàn tan.

duong-nao-tot-cho-suc-khoe-2
Đường kính trắng hay đường tinh luyện là loại đường được tinh chế và kết tinh bởi đường saccharose

2. Các loại đường hiện nay

2.1. Đường hoá học

Đường hóa học có nhiều loại bao gồm: cyclamte, saccharin, aspartame, acesulfame-k... Những loại đường này đều có vị ngọt đậm nhưng không cung cấp năng lượng khi sử dụng. Do đó, đường hoá học được sử dụng khá phổ biến trong các loại thực phẩm nhằm cung cấp ít chất dinh dưỡng hoặc có hàm lượng calori thấp như đường ăn kiêng hoặc đường dành cho người giảm cân.

Thành phần chính của đường hóa học chứa hợp chất aspartame - chất tạo ngọt nhân tạo. Với cùng một trọng lượng cụ thể thì đường hóa học sẽ có độ ngọt đậm hơn so với đường thông thường từ 30 đến 70 lần, thậm chí có những loại đường có thể cho độ ngọt lên đến 200 đến 600 lần.

Đường cyclamate an toàn với điều kiện sử dụng không quá nhiều, việc sử dụng thường xuyên có thể gây ra tình trạng béo phì, đột quỵ, táo bón hoặc mất trí nhớ...

2.2. Đường ăn kiêng

Đường ăn kiêng thường có độ ngọt thấp. Cho dù bạn có tăng hàm lượng đường sử dụng lên nhiều lần thì cũng không thể đạt được độ ngọt mong muốn. Thành phần chính của đường ăn kiêng bao gồm erythritol- được chiết xuất từ trái cây.

Đường ăn kiêng thường rất phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường, vì loại đường này không làm tăng chỉ số đường huyết trong quá trình sử dụng.

2.3. Đường đỏ

Đường đỏ được làm từ mía và thành phần của đường đỏ có chứa khoảng 0.9 gam canxi trong một kg đường đỏ. Những thành phần khoáng chất vi lượng trong đường đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu. Hơn nữa, đường đỏ còn chứa nhiều vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C... đều có tác dụng giúp ngăn chặn sự hình thành các khối u cũng như quá trình lão hoá của cơ thể.

Nếu thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, bạn có thể sử dụng nước đường đỏ để cải thiện tình trạng này.

2.4. Đường vàng

Đường vàng hay còn gọi đường thô thường được sử dụng trong quá trình chế biến. Đường vàng có độ ngọt sắc đậm mùi mía và thuộc loại đường không tinh chế hoàn toàn. Thành phần dinh dưỡng của đường vàng với hàm lượng khoáng chất như canxi, kali, sắt, magie... khá ít nên loại đường này không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng .

2.5. Đường tinh luyện

Đường tinh luyện hay đường trắng được sản xuất do việc sử dụng sodium hyposulfite tẩy trắng từ đường vàng. Các loại hoá chất này được sử dụng để xử lý đường trắng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.

2.6. Mật ong

Mật ong cũng được xem như đường tinh luyện, vì thành phần của nó có tới 96% bao gồm fructose, glucose, sucrose.... Do đó, sử dụng mật ong thường xuyên có thể khiến cân nặng tăng đồng thời xảy ra các nguy cơ đối với đường huyết.

Hơn nữa mật ong công nghiệp thường bị mất các chất dinh dưỡng hoặc các enzyem hoạt tính trong quá trình sản xuất khiến cho chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm bị giảm

Mật ong
Mật ong cũng được xem là một loại đường tinh luyện

3. Một số khuyến cáo giúp lựa chọn đường

Tất cả các sản phẩm đường đều cho vị ngọt. Những loại đường này chỉ đúng với đường saccharose, đường thẻ, nhưng với các đường như fructose, maltose, lactose... thường có cấu tạo glucid đơn giản có trong tự nhiên và cũng có vị ngọt. Tuy nhiên với những trường hợp đường được cấu tạo từ glucid phức tạp thì ngược lại.

Như vậy đường nào có thể gây hại tới sức khoẻ của người sử dụng, chắc chắn phải kể đến đường phụ gia do công nghiệp chế biến thức ăn thêm vào thực phẩm chế biến sẵn như nước sô đa, bột ngũ cốc ăn sáng, món ăn tráng miệng.... các sản phẩm thực phẩm này thường có vị ngọt của siro, chủ yếu được chiết xuất từ lúa mì hay bắp. Bởi vì, nguyên liệu rẻ giá thành rẻ nên có thể mang lại lợi nhuận cao.

Dựa vào những thông tin phân tích giá trị của từng loại đường trên đây, bạn có thể lựa chọn và sử dụng đường sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan