Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Tư vấn bởi: GS. TS. BS Đỗ Doãn Lợi - Cố vấn cao cấp Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Để giúp người bệnh sau mổ tim biết cách tự chăm sóc, đề phòng tai biến, chế độ tập luyện, nghỉ ngơi...để sớm hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày, dưới đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhận ra viện sau mổ tim & những việc cần làm khi ra viện

1. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ra viện sau mổ tim

1.1. Chăm sóc vết mổ

  • Giữ vết mổ sạch và khô ráo, sau khi được tháo băng chỉ nên dùng xà phòng và nước sạch để rửa. Cần có chế độ ăn uống đảm bảo, cân đối để giúp vết mổ lành tốt. Vết mổ có thể ngứa hoặc hơi đau, căng, hoặc tê trong vài tuần, có thể thấy quanh vết khâu còn thâm tím, đó là bình thường.
  • Cần báo bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng xuất hiện, cụ thể là vết mổ rỉ dịch hay máu, vết mổ mở toác rộng ra, vết mổ bị đỏ hay nóng lên, bệnh nhân bị sốt.
  • Cũng cần phải báo cho bác sĩ biết khi bạn cảm thấy xương ức như dịch chuyển, nghe thấy tiếng “clic” hay cảm giác bị nứt gãy khi cử động

1.2. Sinh hoạt hàng ngày

  • Tắm: Bệnh nhân nên tắm nước ấm, không dùng nước nóng, không ngâm mình trong nước khi vết mổ chưa lành hẳn. Không tắm hoặc bôi các thuốc, các chất bột, bụi, phấn , thuốc hoặc mỹ phẩm lỏng, nước thơm gần vết mổ. Không tắm bằng chậu, bồn cho tới khi Bác sĩ đồng ý, có thể tắm bằng hoa sen. Có thể rửa nhẹ vết khâu với xà phòng và nước sạch, chỉ số nước qua, không chà xát lên vết khâu. Thấm khô sau khi rửa.
  • Trang phục: Bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh để quần áo siết chặt lên đường mổ, nên thay quần áo sạch hàng ngày
  • Khách đến thăm: Nên hạn chế tiếp khách đến thăm vài tuần đầu sau phẫu thuật, vì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi.
  • Nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần giữ cân bằng giữa ngơi và tập thể dục, cần vận động để cơ thể hồi phục nhưng cũng cần tránh làm tim quá tải. Nên nghỉ ngơi 30 phút sau khi ăn hoặc trước khi tập thể dục.
  • Đi bộ: Đây là hình thức vận động hữu ích vì làm tăng quá trình tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể và cơ bắp. Bắt đầu nên đi bộ ngắn, vừa sức, sau đó sẽ tăng dần về cường độ. Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt, tránh đi bộ ngoài trời khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Lên xuống cầu thang: Bệnh nhân có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên, cần tránh gắng sức, nên đi chậm, nghỉ ngơi khi mệt, chỉ nên lên xuống tối đa 02 đợt cầu thang.
  • Lái xe: Bệnh nhân có thể đi lại bằng ô tô bình thường, nhưng chỉ có thể tự mình lái xe đạp, xe máy sau phẫu thuật 03 tháng. Đây là khoảng thời gian an toàn để xương ức lành hẳn trở lại.
  • Mang vác: không nên vận động quá mạnh trong thời gian xương ức đang lành. Không mang vác , đẩy hay kéo vật nặng hơn 5kg trong vòng 03 tháng sau phẫu thuật, không đẩy hoặc kéo cửa nặng hoặc cửa sổ khó mở và đóng, không nín thở trong bất kỳ hoạt động nào, nhất là khi nâng vật nặng hay đi đại tiện.
  • Công việc làm: Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại với công việc bình thường trong vòng 6 đến 12 tuần sau phẫu thuật.

1.3. Thuốc

Phải sử dụng các thuốc mà Bác sĩ đã chỉ định, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc nếu chưa được Bác sĩ đồng ý.


Không mang vác đồ nặng sau mổ tim
Không mang vác đồ nặng sau mổ tim

1.4. Theo dõi cân nặng

Bạn nên cân hàng ngày, cân nặng tăng nhanh quá chứng tỏ có thể tim của bạn chưa bơm đủ tốt. Nếu tăng 0,9 đến 1,3 kg mỗi ngày hoặc 1,3 đến 2,2 kg trong 01 tuần, hãy báo ngay với bác sĩ tim mạch.

1.5. Xử lý đau

Sau khi ra viện về nhà bạn vẫn có thể phải dùng thuốc giảm đau theo đơn của Bác sĩ, nhưng nên giảm dần các thuốc giảm đau . Nếu đau tăng, không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc hãy báo cho bác sĩ.

1.6. Hoạt động tình dục

Có thể tiếp tục trở lại khi cơ thể bạn hồi phục, bạn có thể tự nhận biết được chính bản thân mình. Năng lượng sử dụng cho quan hệ tình dục cũng ngang bằng với năng lượng sử dụng khi đi lên 02 đợt của cầu thang, nếu bạn không thấy phải thở gắng sức, hoặc không thấy khó chịu ở ngực bạn có thể tiếp tục quan hệ tình dục như khi trước mổ,nhưng lưu ý:

  • Hãy chọn thời gian thích hợp, khi bạn đã nghỉ ngơi đủ, thư giãn, không cảm thấy mệt hoặc căng thẳng.
  • Nên thực hiện từ 1 đến 3 tiếng sau khi ăn.
  • Hãy dừng lại và nghỉ nếu thấy mệt mỏi hoặc đau ngực.
  • Lựa chọn tư thế thoải mái, quen thuộc

1.7. Trở lại làm việc

Hầu hết những người với công việc không quá căng thẳng, vất vả hoặc ngồi nhiều có thể trở lại làm việc sau 4-6 tuần sau phẫu thuật, những người khác phải đợi đến 12 tuần

2. Những việc cần làm khi ra viện

2.1. Sau khi ra viện bạn cần tiếp tục thực hiện những việc sau

  • Cân hàng ngày và và ghi lại kết quả

Theo dõi và ghi chép hàng ngày chỉ số cân nặng sau khi xuất viện
Theo dõi và ghi chép hàng ngày chỉ số cân nặng sau khi xuất viện

  • Đếm mạch hàng ngày và ghi lại kết quả.
  • Cặp nhiệt độ hàng ngày xem có bị sốt không
  • Lưu ý nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như vết mổ qúa căng, vết mổ rỉ dịch

2. Những biểu hiện thường xảy ra sau phẫu thuật tim

  • Bạn có thể chưa thực sự cảm thấy ngon miệng, có thể phải mất vài tuần, nên chia làm nhiều (5 đến 6) các bữa ăn nhỏ thay vì 03 bữa ăn chính, một số người còn cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy thức ăn sau khi mổ 1-2 tuần, hãy chọn thức ăn không quá nặng mùi, nên dùng thức ăn nguội vì thức ăn nguội không mạnh mùi bằng thức ăn nóng
  • Sưng chân, đặc biệt nếu bạn có vết mổ ở chân, sưng chân có thể kéo dài một vài tuần. Để xử lý sưng chân, khi ngồi bạn nên gác cao chân, không ngồi bắt chéo hai chân, không ngồi xếp bằng trên sàn nhà.
  • Khó ngủ hoặc ngủ ngắn, thường thức giấc lúc 2-3 giờ sáng và không thể ngủ lại, nếu kéo dài nên dùng thuốc an thần trước khi đi ngủ
  • Táo bón: Nếu bạn dùng thuốc giảm đau có thể gây táo bón, nên điều chỉnh chế độ ăn: Nên ăn thức ăn có chất xơ như hoa quả tươi, rau, uống đủ nước, tập thể dục đều sẽ làm tăng nhu động ruột chống được táo bón.
  • Nếu bạn ở trong tâm trạng thay đổi, lo lắng, có vấn đề về ngày xấu, ngày tốt, nên trao đổi với mọi người trong nhà, không nên buồn chán, hiện tượng này có thể kéo dài 6-8 tuần, nếu quá lâu không hết hãy báo với bác sĩ.
  • Bạn có thể thấy khối rắn, cục nhỏ ở trên đỉnh của vết mổ, cái đó sẽ mất dần đi theo thời gian
  • Bạn có thể nhận thấy hoặc cảm giác đôi khi thấy có tiếng “click” ở ngực trong vài ngày đầu sau mổ, cái đó sẽ mất dần đi và mất hẳn trong hai tuần đầu. Nếu bạn thấy nó vẫn duy trì và trầm trọng hơn hãy báo ngay cho bác sỹ đã phẫu thuật cho bạn. Bình thường xương ức cần 4 đến 6 tuần để liền, cần tránh các hoạt động có thể gây ảnh hưởng như bê, nâng đồ vật trong 03 tháng.
  • Bạn có thể thấy đau hoặc căng cơ ở vai hoặc vùng liên bả dưới hai vai, hiện tượng đó sẽ giảm và mất dần đi sau vài tuần, nếu cần bạn có thể dùng thuốc giảm đau.

Đau hoặc căng cơ ở vai sẽ giảm và mất dần đi sau vài tuần
Đau hoặc căng cơ ở vai sẽ giảm và mất dần đi sau vài tuần

2.2. Những biểu hiện thường xảy ra sau phẫu thuật tim

  • Bạn có thể chưa thực sự cảm thấy ngon miệng, có thể phải mất vài tuần, nên chia làm nhiều (5 đến 6) các bữa ăn nhỏ thay vì 03 bữa ăn chính, một số người còn cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy thức ăn sau khi mổ 1-2 tuần, hãy chọn thức ăn không quá nặng mùi, nên dùng thức ăn nguội vì thức ăn nguội không mạnh mùi bằng thức ăn nóng
  • Sưng chân, đặc biệt nếu bạn có vết mổ ở chân, sưng chân có thể kéo dài một vài tuần. Để xử lý sưng chân, khi ngồi bạn nên gác cao chân, không ngồi bắt chéo hai chân, không ngồi xếp bằng trên sàn nhà.
  • Khó ngủ hoặc ngủ ngắn, thường thức giấc lúc 2-3 giờ sáng và không thể ngủ lại, nếu kéo dài nên dùng thuốc an thần trước khi đi ngủ
  • Táo bón: Nếu bạn dùng thuốc giảm đau có thể gây táo bón, nên điều chỉnh chế độ ăn: Nên ăn thức ăn có chất xơ như hoa quả tươi, rau, uống đủ nước, tập thể dục đều sẽ làm tăng nhu động ruột chống được táo bón.
  • Nếu bạn ở trong tâm trạng thay đổi, lo lắng, có vấn đề về ngày xấu, ngày tốt, nên trao đổi với mọi người trong nhà, không nên buồn chán, hiện tượng này có thể kéo dài 6-8 tuần, nếu quá lâu không hết hãy báo với bác sĩ.
  • Bạn có thể thấy khối rắn, cục nhỏ ở trên đỉnh của vết mổ, cái đó sẽ mất dần đi theo thời gian
  • Bạn có thể nhận thấy hoặc cảm giác đôi khi thấy có tiếng “click” ở ngực trong vài ngày đầu sau mổ, cái đó sẽ mất dần đi và mất hẳn trong hai tuần đầu. Nếu bạn thấy nó vẫn duy trì và trầm trọng hơn hãy báo ngay cho bác sỹ đã phẫu thuật cho bạn. Bình thường xương ức cần 4 đến 6 tuần để liền, cần tránh các hoạt động có thể gây ảnh hưởng như bê, nâng đồ vật trong 03 tháng.
  • Bạn có thể thấy đau hoặc căng cơ ở vai hoặc vùng liên bả dưới hai vai, hiện tượng đó sẽ giảm và mất dần đi sau vài tuần, nếu cần bạn có thể dùng thuốc giảm đau.

  • Bạn có thể thấy tê phía bên phải hoặc bên trái của vết mổ, cảm giác này sẽ mất dần đi theo thời gian.
  • Bạn có thể có cảm giác bị ngứa hoặc cảm giác bị co kéo xung quanh vết mổ đặc biệt với phụ nữ dùng áo nịt vú nên thay áo nịt lỏng , rộng và thoải mái hơn.
  • Tuân theo các bài tập đã được bác sĩ và Kỹ thuật viên chỉ định.
  • Khám lại tình trạng tim của bạn, thay đổi cách sống có lợi hơn cho tim mạch và cho sức khỏe chung của bạn như bỏ thuốc lá, thuốc lào, năng tập thể dục...
  • Sự phục hồi sau mổ đôi khi tùy thuộc vào từng các thể, có thể mất 4 đến 6 tuần để bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn cũng cần phải nhớ là dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

3. Những dấu hiệu bất thường khi ra viện

  • Sốt trên 38,5° C.
  • Đau thắt ngực, giống như đau thắt ngực mà bạn có thể đã bị trước khi mổ.
  • Phù quanh mắt cá chân, hoặc tăng cân từ 0,9 đến 1,3 kg sau 02 ngày.
  • Chảy dịch ở vết khâu, dịch màu đỏ hoặc giống như mủ
  • Xuất hiện những bất thường ở vết mổ: đỏ, sưng phù, đau, hở hoặc toác vết khâu.
  • Nhịp tim và mạch nhanh, không đều

Rối loạn nhịp tim sau xuất viện, bệnh nhân nên tái khám lại
Rối loạn nhịp tim sau xuất viện, bệnh nhân nên tái khám lại

  • Xuất hiện các vết thâm tím, bầm giập không rõ lý do, đặc biệt với những người mổ van tim dùng thuốc chống đông.
  • Thở nhanh,nông kể cả khi nghỉ ngơi hoặc đã dừng làm việc.
  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Ngất, hoặc đau đầu dữ dội .
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân đen.
  • Ra mồ hôi nhiều hoặc /và mệt quá mức.
  • Đau ngực hoặc đau vai, đau tăng khi thở sâu hoặc ho

4. Hướng dẫn tập đi bộ

Khi về nhà vấn đề quan trọng là bạn phải tiếp tục thực hiện tất cả các bài tập đã làm hàng ngày khi nằm viện, đồng thời thực hiện chương trình đi bộ hàng ngày đó là yếu tố cơ bản cho quá trình phục hồi của bạn . Mỗi ngày bạn cần đi bộ 30 phút, như vậy nếu bạn chỉ có thể đi bộ mỗi lần 05 phút thì mỗi ngày bạn cần đi bộ 06 lần, khi bạn tăng được thời gian một lần đi bộ lên thì bạn có thể giảm số lần đi bộ xuống. Nên có bảng kế hoạch riêng của bạn, ví dụ:

5. Hướng dẫn cụ thể các bài tập vận động

Bài tập 1. Kéo giãn cổ

  • Bệnh nhân ngồi trên ghế thoải mái, đúng vị thế (hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, đầu và thân mình thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân).
  • Sau đó từ từ cúi đầu, gấp cổ để đưa cằm về phía ngực đến mức tối đa rồi từ từ ngẩng đầu lên trở lại tư thế ban đầu.
  • Khi đầu trở về tư thế thẳng ban đầu, từ từ xoay đầu sang bên trái đến mức tối đa, giữ 5-10 giây, rồi xoay sang phải, giữ 5-10 giây, tiếp tục tập xoay từ 5 đến 10 lần như vậy
Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Bài tập 2. Nhún vai

  • Bệnh nhân ngồi thoải mái ở vị thế đúng trên ghế, đầu và thân mình thẳng,trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân
  • Sau đó nâng hai vai lên đến mức tối đa, giữ ở tư thế đó từ 5 đến 10 giây rồi đưa vai trở lại tư thế bắt đầu, tập tiếp như vậy từ 5 đến 10 lần
Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Bài tập 3. Nhấc gối

  • Bệnh nhân ngồi thoải mái ở vị thế đúng trên ghế, sau đó nhấc một bên gối lên khỏi sàn nhà từ 10 đến 20cm, giữ ở vị trí đó 5 đến 10 giây rồi đưa chân trở về vị trí ban đầu trên sàn nhà.
  • Tập lại từ 5 đến 10 lần như vậy, sau đó chuyển sang chân bên kia, cũng tập từ 5 đến 10 lần như đã làm đối với mỗi chân
Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Bài tập 4. Nâng chân lên và xoay tròn các ngón

  • Bệnh nhân ngồi thoải mái ở vị thế đúng trên ghế như đã làm ở trên, sau đó nâng một chân lên và duỗi thẳng, bàn chân cách sàn nhà khoảng 15 đến 25 cm, rồi xoay tròn bàn chân theo cả hai chiều mỗi chiều từ 5 đến 10 lần.
  • Đưa bàn chân trở về vị trí ban đầu trên sàn nhà, tiếp tục thực hiện các bước tập như vậy đối với chân bên kia
Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Bài tập 5. Nâng và duỗi thẳng hai tay

Bệnh nhân ngồi trên ghế thoải mái ở vị thế đúng như trên, sau đó duỗi thẳng hai tay ra phía trước mặt và lần lượt nâng từng tay lên cho bàn tay ngang tầm với mắt, lòng bàn tay úp xuống, tập luân phiên từ 5 đến 10 lần cho mỗi bên

Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Bài tập 6. Duỗi chân

  • Bệnh nhân ngồi thoải mái ở vị thế đúng trên ghế, sau đó duỗi và nâng một chân lên khỏi sàn nhà, giữ ở vị trí đó từ 10 đến 15 giây rồi đưa trở lại vị trí ban đầu trên sàn nhà.
  • Tiếp tục tập tương tự như vậy đối với chân bên kia, làm từ 10 đến 15 lần cho mỗi chân
Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Bài tập 7. Đứng nâng gót

  • Bệnh nhân đứng cạnh tường, ghế, hoặc vật đỡ chắc chắn, hai bàn chân cách nhau khoảng rộng bằng vai.
  • Từ vị thế đứng này, bệnh nhân đẩy nâng gót chân lên khỏi sàn nhà, đứng và giữ thăng bằng bằng hai mũi bàn chân, giữ ở tư thế đó từ 5 đến 10 giây rồi trở lại vị thế bắt đầu như trong hình bên.Tập làm lại từ 5 đến 10 lần như vậy
Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết

Bài tập 8. Kéo giãn bắp chân và khớp cổ chân

Bệnh nhân đứng cạnh tường, một chân trước một chân sau, mặt quay về phía tường. Gấp khớp gối của chân phía trước trong khi vẫn giữ bàn chân và gót chân của cả hai chân sát trên sàn nhà. Sau đó từ từ ngả người về phía tường làm kéo giãn bắp chân và cổ chân của chân phía sau, giữ ở tư thế kéo giãn đó từ 10 đến 15 giây, rồi trở về vị thế ban đầu, làm lại như vậy đối với chân bên kia như trong hình bên. Tập từ 5 đến 10 lần như vậy cho mỗi chân

Bệnh nhân ra viện sau mổ tim cần biết
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe