Bạn biết gì về dị ứng đậu phộng?

Đậu phộng là một trong tác nhân phổ biến gây dị ứng nghiêm trọng với các triệu chứng có thể đe dọa tính mạng như sốc phản vệ. Hiện nay, dị ứng với đậu phộng đang gia tăng ở trẻ em. Do đó, chúng ta cần nắm được các thông tin cơ bản của dị ứng đậu phộng để phòng bệnh an toàn.

1. Triệu chứng khi bị dị ứng đậu phộng

Dị ứng với đậu phộng thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với đậu phộng, các dấu hiệu bao gồm:

  • Sổ mũi, ngạt mũi
  • Phản ứng ở da như nổi mề đay, đỏ hoặc sưng
  • Ngứa hoặc ngứa ran trong hoặc xung quanh miệng và cổ họng
  • Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt dạ dày, buồn nôn hoặc nôn
  • Sưng nề cổ họng
  • Khó thở hoặc thở khò khè

Trong đó, sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất, có thể đe dọa tới tính mạng.

Dị ứng với đậu phộng là nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ có liên quan đến thực phẩm, trong trường hợp nặng có nguy cơ sốc phản vệ cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức

Các dấu hiệu sốc phản vệ bao gồm:

  • Khó nuốt.
  • Sưng họng khiến người bệnh khó thở.
  • Huyết áp giảm nghiêm trọng .
  • Mạch nhanh.
  • Hoa mắt, chóng mặt hoặc mất ý thức.

2. Nguyên nhân gây dị ứng đậu phộng


Đậu phộng là một trong những nhân tố gây dị ứng nghiêm trong nhất
Đậu phộng là một trong những nhân tố gây dị ứng nghiêm trong nhất

Dị ứng với đậu phộng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh xác định nhầm protein đậu phộng là yếu tố gây hại cho cơ thể. Do đó, khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đậu phộng khiến hệ miễn dịch của người đó giải phóng ra các hóa chất trung gian miễn dịch gây ra triệu chứng dị ứng.

Tiếp xúc với đậu phộng có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng đậu phộng là ăn đậu phộng hoặc thực phẩm có chứa đậu phộng. Đôi khi tiếp xúc trực tiếp giữa da với đậu phộng cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
  • Hít phải: Phản ứng dị ứng có thể được kích hoạt khi người bệnh hít phải bụi hoặc khí dung có chứa đậu phộng, từ bột đậu phộng, dầu đậu phộng.

3. Các yếu tố nguy cơ của dị ứng đậu phộng

Khi có những yếu tố dưới đây, thì khả năng bạn mắc loại dị ứng này cao hơn so với người khác, bao gồm:

  • Tuổi tác: Dị ứng với thực phẩm thường gặp ở trẻ em
  • Dị ứng khác: Nếu bạn đã dị ứng với một loại thực phẩm thì có thể tăng nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm khác.
  • Thành viên gia đình bị dị ứng.
  • Viêm da cơ địa

Nếu thành viên trong gia đình bị dị ứng thì bạn cũng sẽ có nguy cơ dị ứng đậu phộng
Nếu thành viên trong gia đình bị dị ứng thì bạn cũng sẽ có nguy cơ dị ứng đậu phộng

4. Điều trị dị ứng đậu phộng

Hiện nay không có phương pháp điều trị dứt điểm đối với dị ứng đậu phộng, nhưng các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu liệu pháp miễn dịch đường uống (biện pháp giải mẫn cảm- desensitization). Phương pháp điều trị tiềm năng này được chỉ định cho trẻ bị dị ứng đậu phộng hoặc những trẻ có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng khi tăng lượng thực phẩm có chứa đậu phộng theo thời gian.

Cũng như với bất kỳ dị ứng thực phẩm nào, việc điều trị bao gồm thực hiện các bước để tránh sử dụng các thực phẩm gây ra dị ứng và biết cách phát hiện cũng như xử lý đối với các trường hợp phản ứng nghiêm trọng.

Cách duy nhất để ngăn chặn phản ứng là tránh hoàn toàn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng. Nhưng đậu phộng là phổ biến, và mặc dù có những nỗ lực tốt nhất của bạn, bạn có thể sẽ tiếp xúc với đậu phộng tại một số trường hợp.

Khi gặp một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có nguy cơ sốc phản vệ, người bệnh cần được tiêm epinephrine ngay lập tức và được đưa đến khoa cấp cứu của bệnh viện. Nhiều người bị dị ứng luôn mang theo bút tiêm tự động epinephrine (EpiPen, Auvi-Q, Twinject). Thiết bị này là một ống tiêm, có thuốc epinephrine bên trong và tiêm một liều thuốc duy nhất khi người bệnh hoặc người nhà ấn vào đùi.

Nếu bác sĩ đã kê toa thuốc tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector), bạn cần:

  • Luôn mang nó bên mình.
  • Thay thế khi tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector hết hạn sử dụng.
  • Yêu cầu bác sĩ kê toa thêm một epinephrine tự động để phòng trong trường hợp bạn tiêm trượt hoặc thiết bị có vấn đề.
  • Nắm rõ cách sử dụng. Ngoài ra, hãy hướng dẫn những người thân trong gia đình và bạn bè biết cách sử dụng thiết bị này để họ có thể giúp bạn trong trong trường hợp bạn không thể thực hiện tiêm.
  • Biết chính xác khi nào nên sử dụng epinephrine tự động.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe