Thuốc Panactol chứa thành phần Paracetamol có tác dụng trong điều trị giảm đau, hạ sốt. Thuốc còn được chỉ định ở nữ giới đau bụng kinh, đau sau nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác.
1. Panactol là thuốc gì?
Thuốc Panactol bao gồm các loại như sau:
- Panactol325mg;
- Panactol 500mg;
- Panactol 650mg.
Thuốc có thành phần Paracetamol có tác dụng giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Thuốc Panactol sẽ tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt cơ thể, đồng thời tăng toả nhiệt do giãn mạch và lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt của người bệnh đang bị sốt. Tuy nhiên, thuốc Panactol cũng hiếm khi có thể làm giảm thân nhiệt đang ở mức bình thường.
Thuốc Panactol được đưa vào cơ thể bằng đường uống, thành phần Paracetamol có khả năng hấp thụ nhanh và hoàn toàn trong cơ thể. Nồng độ Paracetamol đạt mức độ cực đại trong huyết tương khoảng từ 10 đến 60 phút sau khi uống thuốc.
Thuốc Panactol vào cơ thể sẽ phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, khoảng 25% Paracetamol trong máu sẽ kết hợp với protein huyết tương.
Hợp chất Paracetamol được chuyển hoá chủ yếu ở gan theo 2 con đường. Tuy nhiên con đường chuyển hoá chính tại gan là liên hợp với acid glucuronic cùng với acid sulfuric. Các chất chuyển hóa của Paracetamol chủ yếu được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Ở người lớn chất chuyển hoá này sẽ được đào thải khoảng 90% liều sử dụng trong vòng 24 giờ. Chất chuyển hóa đào thải chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid chiếm 60% và liên hiệp sulfat chiếm 30%. Có 5% chất được thải trừ ở dạng không đổi, thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 2 tiếng.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Panactol
Thuốc Panactol được chỉ định sử dụng trong trường hợp điều trị các triệu chứng đau, tình trạng sốt từ nhẹ đến vừa, cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu, đau cơ xương, bong gân, đau khớp, đau lưng, đau răng, đau bụng kinh, đau do chấn thương, đau thần kinh, đau tai, đau họng, đau do phẫu thuật liên quan đến nha khoa như nhổ răng hoặc liên quan đến tai mũi họng như cắt amidan.
Tuy nhiên Panactol chống chỉ định với một số trường hợp có phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Hoặc những trường hợp bị thiếu hụt glucose 6-phosphat dehydrogenase, người bị bệnh gan tiến triển hay suy gan nặng.
3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Panactol
3.1. Liều lượng thuốc Panactol
Đối với người lớn thông thường bị sốt hoặc đau nhức thì liều sử dụng thuốc Panactol khoảng từ 325mg đến 650 mg, mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ hoặc có thể sử dụng liều lượng 1000mg, mỗi liều cách nhau từ 6 đến 8 giờ.
Đối với trẻ em thì liều dùng thông thường khi bị sốt hoặc đau nhức đó là:
- Dưới 1 tháng tuổi nên cho trẻ dùng liều từ 10 đến 15 mg/kg/liều. Mỗi liều cách nhau từ 6 đến 8 giờ;
- Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi nên dùng liều từ 10 đến 15 mg/kg/liều. Mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 tiếng;
- Trẻ trên 12 tuổi nên dùng 325mg đến 650 mg, mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ hoặc có thể sử dụng liều lượng 1000mg, mỗi liều cách nhau từ 6 đến 8 tiếng.
Liều lượng thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.Vì vậy, nếu bạn sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng sức khoẻ của mắt thì cần tìm hiểu kỹ và tư vấn bởi bác sĩ nhãn khoa.
3.2. Cách sử dụng thuốc Panactol
Thuốc Panactol được sử dụng bằng đường uống có thể cùng hoặc không cùng thức ăn.
Nếu quên một liều thuốc, bạn nên sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều quên và sử dụng như kế hoạch. Không nên sử dụng gấp đôi liều.
Trường hợp người bệnh sử dụng quá liều thuốc Panactol thường xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, xanh tím da và niêm mạc, ... những biểu hiện này có thể xảy ra trong vòng 2 đến 3 giờ sau khi uống quá liều thuốc. Quá liều ở trẻ em có thể gây ra tình trạng huỷ tế bào gan hoặc thậm chí hoại tử hoàn toàn không phục hồi. Trường hợp quá liều nghiêm trọng cần xử trí cấp cứu trong bệnh viện bằng cách rửa ruột, cho uống than hoạt tính hoặc dùng N-acetylcystein, hỗ trợ điều trị bằng đường thở.
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Panactol
Sử dụng thuốc Panactol có thể gây ra các tác dụng phụ với một số trường hợp. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm phát ban da hoặc các phản ứng dị ứng khác như mề đay, ban đỏ và có thể kèm theo sốt. Những người mẫn cảm với thành phần salicylic hiếm khi mẫn cảm với Paracetamol hoặc các thuộc liên quan. Với một số trường hợp đặc biệt có thể gây ra giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu hoặc toàn thể huyết cầu.
Một số tác dụng phụ ít gặp liên quan đến ban da hoặc kích ứng dạ dày, loạn tạo máu, thiếu máu, bệnh liên quan đến thận khi lạm dụng và sử dụng thuốc dài ngày.
Tương tác của thuốc Panactol khi sử dụng liều cao và dài ngày có tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Nếu thuốc Panactol kết hợp với thuốc chống co giật, isoniazid làm tăng tính độc hại của Paracetamol. Thuốc sử dụng ở bệnh nhân uống rượu dài ngày có thể làm tăng độc tính trên gan.
Do đó, khi sử dụng thuốc Panactol cần lưu ý như sau:
- Người bệnh nên thận trọng ở những người bệnh có triệu chứng thiếu máu từ trước hoặc suy giảm chức năng gan và thận.
- Nếu uống thuốc Panactol quá liều hoặc điều trị dài ngày có thể gây ra tình trạng hoại tử gan và suy thận.
- Thêm vào đó, đối với thuốc Panactol bác sĩ cần cảnh báo người bệnh về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trong như hội chứng Steven-Johnson (SJS), Lyell, ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính hay hoại tử da nhiễm độc.
- Thuốc Panactol có thể gây chóng mặt và buồn ngủ nên những người lái xe và vận hành máy móc cần lưu ý khi sử dụng.
- Đối với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Panactol và chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết Panactol hay Panactol 500mg là thuốc gì. Việc dùng thuốc Panactol có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng... Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.