Thuốc Zokazol có thành phần chính là Tinidazole, được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Zokazol trong bài viết dưới đây.
1. Thuốc Zokazol là thuốc gì?
Thuốc Zokazol được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược & thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa - VIỆT NAM. Thuốc được phân loại vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Zokazol là Tinidazole.
Dạng bào chế: viên nén dài bao phim, mỗi viên chứa 500mg Tinidazole và các tá dược khác của nhà sản xuất.
Dạng đóng gói: có hai dạng là hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc hộp 1 vỉ x 4 viên.
2. Công dụng thuốc Zokazol
Tinidazole là dẫn xuất thay thế của hợp chất imidazole có tác dụng chống lại vi khuẩn kị khí và đơn bào. Cơ chế tác dụng của Tinidazole là xâm nhập vào bên trong tế bào vi sinh vật và gây tổn hại DNA hay ức chế tổng hợp DNA.
Khả năng chống lại ký sinh trùng bao gồm Trichomonas vaginalis, và Giardia lamblia, Entamoeba histolytica.
Khả năng chống lại vi khuẩn kỵ khí bao gồm Bacteroides melaninogenicus, Bacteroides fragilis, Clostridium spp, Bacteroides spp, Fusobacterium spp, ...
- Hấp thu: Tinidazole được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi dùng đường uống. Nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương sau 2 giờ uống thuốc.
- Phân bố: Tinidazole phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể, tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương là 12%.
- Thải trừ: Tinidazole được thải trừ qua gan và thận.
3. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Zokazol
Thuốc Zokazol thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Nhiễm khuẩn kỵ khí tại đường tiêu hóa, sinh dục, da và mô mềm.
- Nhiễm Trichomonas tiết niệu – sinh dục
- Nhiễm Giardia
- Nhiễm amip ruột và amip gan
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng kỵ khí sau phẫu thuật.
Chống chỉ định: tuyệt đối không sử dụng Zokazol trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Zokazol
- Tiền sử rối loạn huyết học
- Tiền sử rối loạn thực kinh thực thể
- Phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ
- Bà mẹ cho con bú
4. Liều lượng và cách dùng thuốc Zokazol
Để thuốc Zokazol phát huy tốt hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc, điều chỉnh liều lượng và đường dùng thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung Zokazol với người khác hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.
Liều lượng:
- Điều trị nhiễm trùng kỵ khí: khởi đầu 2g/lần/ngày ở ngày đầu tiên, sau đó 1g/lần/ngày, uống trong 5 – 6 ngày.
- Điều trị nhiễm Trichomonas: liều duy nhất 2g. Ở trẻ em: liều duy nhất 50 – 70mg/kg cân nặng.
- Điều trị nhiễm Giardia: liều duy nhất 2g. Ở trẻ em: liều duy nhất 50 – 75mg/kg cân nặng.
- Điều trị nhiễm amip: 2g/lần/ngày, uống 3 ngày. Ở trẻ em: liều duy nhất 50 – 60mg/kg cân nặng/ngày.
- Dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu: liều duy nhất 2g trước mổ 12 giờ.
Xử trí như thế nào khi quên một liều thuốc Zokazol?
- Khi quên liều, hãy uống một liều khác thay thế. Nếu đã đến gần lần dùng thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua, không thêm liều hoặc uống gấp đôi liều để bù liều đã quên.
Xử trí như thế nào khi quá liều thuốc Zokazol?
- Khi bệnh nhân có biểu hiện quá liều, cần nhanh chóng đưa đến trung tâm cấp cứu gần nhất để xử trí. Người nhà cần mang theo sổ khám bệnh và tất cả thuốc điều trị của bệnh nhân, bao gồm thuốc uống, bôi, tiêm, ... để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
5. Tác dụng không mong muốn thuốc Zokazol
Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Zokazol có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Liên hệ ngay với trung tâm cấp cứu nếu bệnh nhân có biểu hiện của phản ứng dị ứng sau khi dùng thuốc như mẩn đỏ, mày đay, sưng cổ họng, mặt, môi, lưỡi, khó thở, mạch nhanh, tụt huyết áp, ...
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khác như: miệng có vị kim loại, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, phù thần kinh mạch, chóng mặt, nhức đầu, có thể làm giảm số lượng bạch cầu hạt
Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần liên lạc ngay với bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng Zokazol.
6. Tương tác thuốc Zokazol
Việc điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra sự tương tác thuốc hoặc tương tác giữa thuốc và thực phẩm, điều này dẫn tới thay đổi sinh khả dụng, tác dụng, thậm chí gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một số bệnh như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, ung thư, suy gan, suy thận, ... cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc.
Vì vậy, để được kê đơn an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng cũng như các bệnh lý đang mắc phải. Đồng thời, cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ về một số loại thực phẩm, đồ uống (như rượu bia, chất kích thích, thực phẩm lên men,...) có thể tương tác với thuốc.
7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zokazol
Thận trọng khi sử dụng thuốc Zokazol ở bệnh nhân có bệnh thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi nghiêm trọng.
Cần ngưng thuốc trong trường hợp mất điều phối vận động, chóng mặt, ý thức u ám.
Tránh sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc Zokazol.
8. Bảo quản thuốc Zokazol
Bảo quản thuốc Zokazol trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Để Zokazol tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
Thuốc Zokazol có hạn sử dụng là 36 tháng, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.
Không vứt thuốc Zokazol vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.
Trên đây là những công dụng nổi bật thuốc Zokazol, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được liều dùng tốt nhất.