Cefovidi là thuốc gì?

Thuốc Cefovidi thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm có thành phần chính là cefotaxime. Thuốc thường được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn xương khớp, viêm màng tim, viêm màng não hoặc các nhiễm khuẩn da và mô mềm.

1. Cefovidi là thuốc gì?

Thuốc Cefovidi có thành phần chính là cefotaxime thuộc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng thường nhạy cảm với các vi khuẩn như Enterobacter, E.coli, Serratia, Shigella, Salmonella, P. mirabilis, P.vulgaris, Haemophilus influenzae, Haemophilus spp... Chỉ định của thuốc Cefovidi trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm khuẩn xương khớp
  • Viêm màng tim do vi khuẩn gram (+) và gram (-)
  • Viêm màng não
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa và sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu, lậu
  • Kháng sinh dự phòng sau phẫu thuật

Về dược động học, cefotaxim sẽ được hấp thu nhanh sau đường tiêm, phân bố khoảng 40% gắn vào protein huyết tương và phân bố rộng khắp các mô và dịch. Thuốc chuyển hoá ở gan một phần thành desacetyl cefotaxime và các chất chuyển hoá không hoạt tính khác. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận với khoảng 40-60% dạng không biến đổi được tìm thấy trong nước tiểu.

2. Liều sử dụng của thuốc Cefovidi

Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng mà liều Cefovidi được lựa chọn sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với người lớn:

  • Nhiễm khuẩn không biến chứng: 1g/12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não: 2g/6-8 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Lậu không biến chứng: liều duy nhất 1g, tiêm bắp
  • Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: 1g, tiêm 30 phút trước khi mổ

Đối với trẻ em:

  • Trẻ 2 tháng hoặc <12 tuổi: 50-150mg/kg/ngày chia 3-4 lần tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch
  • Trẻ sinh non và sơ sinh <7 ngày: 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm tĩnh mạch

Đặc biệt đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin <10m/phút phải giảm nửa liều. Liều Cefovidi cần được sử dụng chính xác, không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefovidi

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Cefovidi gồm có:

  • Sốt, phản ứng quá mẫn, tăng bạch cầu ái toan
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng hay tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc
  • Thay đổi huyết học
  • Nhức đầu, hoa mắt, ảo giác
  • Loạn nhịp tim

Ngoài ra, một số chống chỉ định của thuốc Cefovidi cũng cần được chú ý như:

  • Người bệnh quá mẫn với cephalosporin
  • Phụ nữ có thai và cho con bú

Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefovidi với bệnh nhân mẫn cảm penicillin, suy thận, người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan suy thận hoặc đối tượng bị nhược cơ, viêm loét dạ dày.

Trên đây là những thông tin quan trọng về cách dùng thuốc, cách bảo quản và cách sử dụng Cefovidi đối với từng đối tượng bệnh nhân. Việc hiểu rõ sẽ giúp quá trình sử dụng được hiệu quả hơn đồng thời giảm thiểu rủi ro đến sức khỏe người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe