Thuốc trị đau khớp gối có nhiều loại khác nhau, chủ yếu tập trung giảm đau và các triệu chứng lâm sàng do thoái hóa khớp gối gây ra. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh để chỉ định thuốc điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Cùng tìm hiểu những loại thuốc này thông qua bài viết dưới đây.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp, đau khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng mãn tính, chủ yếu do quá trình lão hóa và các yếu tố như chấn thương, lao động cường độ cao và chế độ dinh dưỡng không cân đối gây ra. Mặc dù y học hiện đại đã có sự tiến bộ nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể hoàn toàn khắc phục bệnh này.
Các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc trị đau khớp gối, thoái hoá khớp tập trung vào giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Người bệnh cần nhận biết và điều trị kịp thời, đúng cách để tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Các nguyên tắc điều trị bao gồm:
- Giảm đau trong giai đoạn tiến triển của bệnh: Sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày. Tránh sử dụng thuốc kéo dài để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
- Ngừa tái phát và làm chậm quá trình thoái hóa: Bổ sung collagen loại 1, 2, MSM, glucosamine... giúp làm chậm quá trình thoái hóa, cung cấp dưỡng chất cho dây chằng và hỗ trợ phục hồi tổn thương ở sụn khớp.
2. Các loại thuốc trị đau khớp gối
Việc sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp cần được chỉ định bởi bác sĩ. Dựa trên việc đánh giá các triệu chứng và kết quả các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cùng phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Do đó, thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về công dụng của các loại thuốc trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối.
Có nhiều loại thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến, bao gồm:
2.1. Thuốc giảm đau và chống viêm
Thuốc giảm đau và chống viêm có thể sử dụng qua đường uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm paracetamol, naproxen, ibuprofen, diclofenac... Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý sử dụng.
2.2. Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ thường được khuyến cáo sử dụng ở liều thấp. Các loại thuốc này có hiệu quả trong giảm đau do căng cơ và hỗ trợ điều trị căng cơ trong thoái hóa khớp. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, các loại thuốc này có thể đem đến nhiều tác dụng phụ hơn so với giảm triệu chứng. Một số thuốc thường dùng là mephenesin, eperisone...
2.3. Thuốc bổ sung dịch nội khớp
Nếu dịch khớp bị suy giảm nghiêm trọng, bác sĩ có thể quyết định cho người bệnh bổ sung Acid hyaluronic thông qua đường tiêm hoặc uống. Thuốc trị đau khớp gối có tính nhớt, đàn hồi tốt và có vai trò như đệm giảm xóc. Vì vậy, hợp chất hỗ trợ việc bôi trơn và bảo vệ khớp, giảm đau cho người bệnh.
2.4. Thuốc chống thoái hóa khớp có tác dụng chậm
Bao gồm Glucosamine sulfate, diacerein, chondroitin sulfate, bơ đậu tương không xà phòng hóa (avocado soybean unsaponifiables -ASU)...
- Glucosamine: Dù các hiệp hội chuyên môn về cơ xương khớp trên toàn cầu vẫn chưa đồng thuận về việc sử dụng glucosamine trong điều trị viêm thoái hóa khớp gối, nhưng glucosamine dạng tinh thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với acetaminophen được coi là liệu pháp đầu tiên dài hạn trong điều trị thoái hóa khớp gối có các triệu chứng. Tại Việt Nam, glucosamine đã được Cục quản lý Dược phê duyệt với chỉ định giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, không được khuyến khích glucosamine điều trị viêm thoái hóa ở những khớp khác.
- ASU (Avocado Soybean unsaponifiables): Là một loại cao toàn phần không xà phòng hóa, được chiết từ quả bơ và đậu nành. Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối này có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau, cứng khớp gối và khớp háng, với liều dùng chỉ định 300mg/ngày.
2.5. Nhóm thuốc NSAIDs
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là thuốc trị đau khớp gối được sử dụng dưới uống hoặc bôi tại chỗ.
NSAIDs dùng tại chỗ: Vì ít được hấp thụ qua cơ thể nên các tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAIDs bôi tại chỗ là phản ứng da cục bộ, nhẹ và thoáng qua. Loại thuốc này cũng được đề xuất đặc biệt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối có vấn đề về tiêu hóa hoặc nguy cơ tim mạch cao.
NSAIDs dạng uống: NSAIDs được chia thành hai nhóm chính là NSAIDs ức chế không chọn lọc và NSAIDs ức chế chọn lọc, dựa vào khả năng ức chế các loại enzyme COX khác nhau.
- NSAIDs ức chế không chọn lọc: Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, meloxicam ức chế cả enzyme COX-1 và COX-2 đáng kể.
- NSAIDs ức chế chọn lọc: Celecoxib, etoricoxib có khả năng ức chế chọn lọc enzyme COX-2. Nhóm này được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân có viêm loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa hoặc rối loạn tiêu hóa để thay thế cho NSAIDs ức chế không chọn lọc.
2.6. Phương pháp dân gian
Người bệnh có thể xem xét nhiều phương pháp dân gian như sử dụng lá lốt, rễ đinh lăng, lá ngải cứu, dây đau xương... Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào này, người bệnh nên tìm kiếm ý kiến tư vấn từ bác sĩ và không tự tiến hành mà không có sự hướng dẫn chuyên môn.
3. Cải thiện thoái hóa khớp, đau khớp gối từ màng vỏ trứng tự nhiên
Việc sử dụng màng vỏ trứng tự nhiên, giàu collagen loại 1 để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối đang trở thành một xu hướng an toàn và hiệu quả, có thể áp dụng trong thời gian dài. Thành phần chính từ màng vỏ trứng tự nhiên đã được nghiên cứu lâm sàng và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Theo các nghiên cứu, chiết xuất từ màng vỏ trứng chứa collagen loại 1, glycosaminoglycan tự nhiên và protein cần thiết giúp tăng cường sức khỏe của gân, dây chằng và sụn khớp. Phương pháp này không chỉ giảm đau mà còn đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ tái phát thoái hóa khớp gối cũng như các bệnh lý viêm xương khớp.
Với công nghệ bào chế hiện đại, màng vỏ trứng tinh khiết giữ nguyên đặc tính và chất lượng của collagen loại 1, protein và các thành phần khác. Sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ màng vỏ trứng tự nhiên có thể ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau khớp gối, khô khớp và thoái hóa khớp một cách hiệu quả. Đây cũng được xem là thuốc trị đau khớp gối hữu hiệu.
Tóm lại, việc sử dụng màng vỏ trứng trong điều trị thoái hóa khớp gối cần được bác sĩ chỉ định để tránh nguy cơ tác dụng phụ và kháng thuốc. Đồng thời, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để phòng ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Hiện nay có nhiều loại thuốc trị đau khớp gối được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng mà cần được tư vấn từ bác sĩ. Ngoài ra, những phương pháp dân gian cũng được dùng để điều trị thoái hóa khớp gối những cần thông qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Với thành phần chính là màng vỏ trứng tự nhiên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe CỐT WELLS hỗ trợ giảm các triệu chứng khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, thoái hóa khớp.
- Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp.
- Hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ giảm đau, mỏi khớp và nguy cơ thoái hóa khớp.
Thành phần
Màng vỏ trứng, cao dây đau xương, chiết xuất nhũ hương, glucosamine sulfat, methylsulfonylmethane, dimethylglycine.
Dùng cho người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp. Người thoái hóa khớp, lao động nặng nhọc nguy cơ gây thoái hóa khớp.
Hướng dẫn sử dụng
- Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên.
- Nên uống trong khi ăn hoặc sau khi ăn 1 giờ.
Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY
*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(XNQC: 2043/2020/XNQC-ATTP)