Làm sao để ăn ngon hơn khi đang điều trị ung thư?

Việc trải qua các liệu pháp điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Dưới đây là một số mẹo giúp bữa ăn của bạn trở nên ngon miệng hơn.

1. Tại sao điều trị ung thư gây chán ăn?

Bạn có thể cảm thấy rằng, việc mắc ung thư cũng như phải trải qua các liệu pháp để điều trị căn bệnh này đã gây ra ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Vị từ thực phẩm trở nên nhạt nhẽo hoặc quá ngọt, mặn hay thậm chí có vị kim loại.

Thông thường thì những tác động này sẽ phai dần theo thời gian. Tạm thời, hãy cố gắng duy trì lượng calo nạp vào cơ thể cũng như đáp ứng đầy đủ nhu cầu protein, vitamin cũng như các khoáng chất thiết yếu.

Nếu bạn luôn có một chế độ ăn đặc thù như thấp natri hay chất béo hoặc được thiết kế riêng cho người bị tiểu đường thì việc giảm bớt sự cứng nhắc theo các chế độ ăn trên là rất cần thiết. Bạn cần phải cho phép bản thân tiêu thụ đa dạng các chất hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc làm này là hợp lý cũng như xem xét liệu sự thay đổi này có gây ảnh hưởng đến các loại thuốc mà bạn sử dụng hay không.

Một tác dụng phụ thường gặp do ung thư và các phương pháp điều trị của nó là chán ăn hoặc kém ăn, nghĩa là người bệnh có thể ăn ít hơn bình thường, không cảm thấy đói hoặc chỉ cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ.

lam-sao-de-ngon-hon-khi-dang-dieu-tri-ung-thu-1
Ung thư gây ra cảm giác không muốn ăn ở người bệnh

Chán ăn liên tục có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm giảm cân, không nhận được các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, mệt mỏi và suy nhược do mất cơ, được gọi là suy mòn. Những vấn đề này có thể làm chậm quá trình hồi phục và dẫn đến việc điều trị bị gián đoạn.

Nhiều thứ khác nhau có thể gây chán ăn ở người bị ung thư:

  • Thay đổi trong quá trình trao đổi chất, là quá trình cơ thể phá vỡ thức ăn và biến chúng thành năng lượng. Những thay đổi như vậy có thể xảy ra với bệnh ung thư giai đoạn muộn.
  • Ung thư bên trong bụng, có thể gây kích ứng hoặc sưng tấy.
  • Lá lách hoặc gan to, đẩy lên dạ dày và tạo cảm giác no.
  • Cổ trướng, là tình trạng tích tụ chất lỏng chứa đầy protein trong bụng có thể tạo ra cảm giác no.
  • Thuốc, bao gồm hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch và các loại thuốc khác.
  • Xạ trị hoặc phẫu thuật bất kỳ bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày hoặc ruột.

Các tác dụng phụ khác của điều trị ung thư cũng có thể gây chán ăn:

  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Đau đớn.
  • Đau miệng.
  • Nhiễm trùng miệng.
  • Khô miệng.
  • Khó nuốt.
  • Khó nhai.
  • Thay đổi mùi vị.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Mệt mỏi.
  • Phiền muộn.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng.

Dưới đây là một vài gợi ý trong việc lựa chọn và chế biến thực phẩm. Hãy thử áp dụng những ý tưởng này để tìm ra được sự kết hợp mà bạn thấy ưng ý nhất.

Lưu ý rằng: Nếu miệng và cổ họng của bạn đang bị đau, hãy tránh tiêu thụ các thực phẩm có vị cay, mang tính axit, hoặc quá nóng vì chúng có thể gây kích ứng.

2. Thực đơn gợi ý cho bệnh nhân ung thư

Bữa sáng:

  • Đậu nướng trên bánh mì nướng với pho mát bào.
  • Bánh vụn hoặc bánh nướng xốp nướng với pho mát và trái cây.
  • Trứng bác hoặc trứng luộc trên bánh mì nướng và một ly nước cam.
  • Cá ngừ hoặc cá mòi trên bánh mì nướng bơ với cà chua tươi.
  • Trứng tráng pho mát và nấm với bánh mì bơ.
  • Bánh mì nướng với phô mai, bơ hoặc bơ đậu phộng, sau đó là chuối cắt lát và sữa chua.
  • Cháo hoặc bánh gạo làm từ sữa và kem.
lam-sao-de-ngon-hon-khi-dang-dieu-tri-ung-thu-2
Bữa sáng cho người bệnh ung thư giúp ăn ngon miệng hơn

Bữa chính:

  • Cá tươi hoặc đông lạnh với khoai tây chiên và salad.
  • Cốt lết cừu nướng, khoai tây nghiền với bơ thực vật hoặc bơ, đậu hà lan và cà rốt.
  • Mì ống với pho mát và nước sốt làm sẵn, ví dụ: Pesto hoặc bolognaise.
  • Cá hồi, cá ngừ hoặc trứng với sốt mayonnaise, salad và bánh mì cuộn bơ.
  • Mì, món xào, cà ri và cơm, bánh mì kẹp thịt hoặc bánh pizza (đảm bảo thực phẩm mới nấu).
  • Khoai tây với đậu nướng.

Đồ ăn nhẹ:

  • Pho mát và bánh quy giòn.
  • Bánh quy bơ, bánh nướng, bánh nướng xốp, bánh trái cây, bánh ngón tay hoặc bánh mì nướng nho khô.
  • Cần tây với pho mát kem hoặc bơ đậu phộng.
  • Trứng luộc chín.
  • Trái cây khô và các loại hạt.
  • Bánh mì sandwich - thử nhân như trứng và sốt mayonnaise, pho mát, bơ đậu phộng, bơ, cá hồi hoặc cá ngừ đóng hộp.
  • Bánh pudding sữa, chẳng hạn như gạo kem / bánh gạo, sữa trứng, bánh mousse và bánh pudding ăn liền.
  • Trái cây tươi hoặc đóng hộp với sữa trứng, sữa chua, thạch, kem hoặc sữa đặc.
  • Súp kem làm từ sữa và bánh mì nướng bơ.
  • Khoai tây chiên nóng, gà viên hoặc cá viên.
  • Khoai tây chiên giòn, bánh quy hoặc ngô chiên với nước chấm.
  • Sữa chua hoặc kem.

Nước uống:

  • Sữa lắc.
  • Sinh tố chuối.
  • Lassi xoài hoặc mơ.
  • Sô cô la nóng.
  • Sữa có hương vị.
  • Nước mơ chanh nghiền.

Nếu thực phẩm quá nhạt vị:

Hãy thử dùng nhiều loại nước xốt, gia vị hoặc các nguyên liệu khác để gia tăng hương vị cho bữa ăn. Trong khi nấu, hãy thêm vào món ăn:

  • Nước sốt thịt nướng.
  • Các loại chất chiết xuất hoặc gia vị.
  • Tương cà.
  • Nước ướp thịt.
  • Mù tạt.
  • Xì dầu.
  • Gia vị thảo mộc.
  • Nước sốt teriyaki.
  • Giấm.

Một số gợi ý khác là:

  • Thịt xông khói nghiền nhỏ.
  • Ớt chuông thái nhỏ.
  • Tỏi và hành băm.
  • Giăm bông.
  • Các loại quả hạch.
  • Phô mai, đặc biệt là loại phô mai cứng như Cheddar.

Hãy thử những cách làm như:

  • Rải thêm đường hoặc siro lên trên món ăn. Đối với ngũ cốc, hãy sử dụng đường nâu, siro từ nhựa cây phong, mật ong, quế, chà là hoặc nho khô thay cho đường trắng.
  • Ăn các loại thực phẩm có vị vặn như thịt muối, các loại phô mai và khoai tây lát mỏng.

Nếu thực phẩm có vị quá ngọt:

Hãy giảm độ ngọt của chúng bằng cách:

  • Thêm vào một chút muối hoặc nước cốt chanh.
  • Thêm sữa chua trắng, sữa buttermilk, bột cà phê hòa tan hoặc thêm sữa vào các loại sữa lắc, hỗn hợp bột đồ uống hoặc các loại đồ uống dinh dưỡng.
  • Uống các loại đồ uống như siro trái cây cô đặc, sữa, sữa buttermilk, nước chanh, đồ uống ướp gừng hoặc nước điện giải.
  • Lựa chọn những món tráng miệng không quá ngọt như sữa chua, món sữa trứng, bánh bí ngô, trái cây, trái cây nướng, trái cây kèm phô mai tươi, bánh trái cây vụn, bánh vòng không thêm phụ liệu hoặc bánh quy giòn Graham.

Hãy chọn sử dụng những loại thực phẩm ít ngọt hơn, ví dụ như:

  • Phô mai.
  • Khoai tây chiên hoặc bánh quy xoắn chấm xốt.
  • Phô mai tươi sữa đông.
  • Bánh quy giòn và phô mai.
  • Trứng ác quỷ.
  • Các loại hạt.
  • Bơ đậu phộng.

Nếu như các loại siro, mứt, hoặc đường có vị quá ngọt, hãy thử sử dụng bơ hay bơ hay thực vật để chế biến ngũ cốc, bánh mì nướng và bánh kếp.

Nếu thức ăn có vị quá mặn:

Việc thêm vào một chút đường có thể giúp điều chỉnh độ mặn ở một số thực phẩm. Hãy nấu nướng thực phẩm bằng cách không thêm muối hoặc các loại gia vị có chứa khoáng chất này. Tránh tiêu thụ các loại thức ăn đã qua chế biến chứa nhiều natri bằng cách đọc nhãn mác. Sử dụng thực phẩm có vị nhẹ hoặc nhạt.

Nếu thịt có vị không bình thường:

Nếu thịt mà bạn dùng cho món ăn còn tươi và được chế biến đúng cách nhưng vẫn không mang lại hương vị như cũ, hãy thử dụng các loại thực phẩm chứa protein khác như:

lam-sao-de-ngon-hon-khi-dang-dieu-tri-ung-thu-3
Thực phẩm giàu protein thay thế cho người bệnh ung thư ăn ngon hơn

  • Súp đậu, sa lát hoặc các món phụ như món chấm nước sốt hoặc món phết bơ.
  • Phô mai.
  • Phô mai tươi sữa đông.
  • Món sữa trứng.
  • Các món trứng.
  • Cocktail trứng sữa.
  • Cá - loại tươi, đông lạnh, hoặc đóng gói bằng phương pháp hút chân không vì những loại đóng lon có thể mang mùi vị kim loại.
  • Các loại thức uống dùng ngay cho bữa sáng hoặc các sản phẩm đồ uống dinh dưỡng cùng loại khác.
  • Các loại đậu lăng.
  • Nui và phô mai.
  • Các loại hạt .
  • Bơ đậu phộng.
  • Thịt gia cầm.
  • Bánh pudding.
  • Diêm mạch.
  • Đậu khuôn hoặc món tempe.
  • Sữa chua.

Một số gợi ý trong việc chế biến thịt khác:

  • Nấu thịt kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như ớt, mì Lasagna, sốt mì Ý, món hầm casserole, các món súp hầm đa dạng nguyên liệu.
  • Dùng xốt, tương cà và các loại gia vị khác trong giai đoạn nêm ướp món ăn để cải thiện mùi vị.
  • Tẩm ướp thịt, gà hoặc cá trong các dung dịch như đậu nành, nước ép trái cây, rượu vang hoặc các loại dầu giấm Ý.
  • Sử dụng các món thịt có vị mặn, cay hoặc được xông khói như các loại thịt bò bít tết đã qua nêm ướp, thịt lợn thăn, giăm bông, xúc xích hoặc thịt nguội.
  • Sử dụng những loại thực phẩm giàu protein và có vị ngon hơn khi giữ lạnh hoặc có nhiệt độ phòng. Ví dụ như phô mai hoặc phô mai tươi sữa đông; sa lát nui với tôm; dăm bông; cá ngừ; trứng; salad giăm bông hoặc gà; bánh sandwich kẹp thịt nguội, hoặc cá hồi lạnh.

Nếu các tác động muộn của liệu pháp điều trị ung thư là nguyên nhân của việc bạn bị suy yếu hệ miễn dịch thì một số loại thực phẩm nêu trên sẽ không an toàn cho bạn. Thực hiện việc vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách giữ thức ăn ở nhiệt độ thích hợp. Không nên để những loại thức ăn dễ bị ôi thiu bên ngoài quá một giờ đồng hồ. Tránh tiêu thụ những loại nước ép, phô mai hoặc sữa chưa qua tiệt trùng và các loại thịt sống cũng như các loại chưa được nấu chín kỹ.

3. Một số gợi ý chung giúp bệnh nhân ung thư ăn ngon hơn

  • Thực phẩm càng bắt mắt càng có hương vị ngon hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm với đa dạng các màu sắc, nhiệt độ cũng như hình thù.
  • Uống nước thường xuyên cùng với việc sử dụng kẹo gum, bạc hà hoặc các loại kẹo ngậm để loại bỏ mùi hôi miệng.
  • Sử dụng các loại công cụ nấu nướng và dụng cụ ăn uống bằng nhựa nếu bạn cảm thấy có vị đắng hoặc kim loại trong miệng khi ăn.
  • Đến bác sĩ nha khoa để tìm hiểu rõ các vấn đề về răng miệng. Luôn vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng.
  • Hãy tham vấn ý kiến từ bác sĩ để xem liệu các thay đổi về vị giác có liên quan đến các loại thuốc mà bạn đang sử dụng hay không. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể điều chỉnh các loại thuốc cho bạn để làm giảm và loại bỏ các tác dụng phụ. Không nên tự ý dừng việc uống thuốc.
  • Hãy trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc sử dụng các loại nước súc miệng. Nếu những biện pháp trên không hữu hiệu hoặc bạn đang trong quá trình giảm cân, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng đủ trình độ để được cung cấp thêm thông tin.

Trên đây là một vài gợi ý để giúp bệnh nhân ung thư có thể ăn ngon miệng hơn trong quá trình điều trị. Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: mayoclinic.org, cancercouncil.com.au, cancer.net

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan