Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi- Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Trẻ chán ăn luôn là một vấn đề làm các bậc phụ huynh phải đau đầu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ chậm phát triển mà còn làm suy giảm hệ miễn dịch. Vậy chán ăn, mất vị giác là như thế nào?
1. Mất vị giác là gì?
Mất vị giác là tình trạng trẻ không thể hoặc chỉ cảm nhận được rất ít vị của thức ăn vào miệng, điều này khiến các bữa ăn trở nên nhàm chán và vô vị. Tuy mất vị giác không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Một tình trạng khác cũng gần như tương tự với mất vị giác là chán ăn, xảy ra khi trẻ cảm thấy không hứng thú hoặc thèm muốn với bất kỳ món ăn nào, kể cả món yêu thích. Nếu tình trạng suy giảm khẩu vị xảy ra trong thời gian dài thì có thể dẫn tới sụt cân liên tục hoặc suy dinh dưỡng.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị mất vị giác
Các nguyên nhân có thể khiến trẻ bị mất vị giác gồm có:
- Rối loạn vị giác: Là tình trạng miệng luôn có 1 vị dai dẳng nào đó có thể át tất cả các vị khác như ôi, hôi, mặn, chua. Kết quả là trẻ nếm đồ ăn đều có vị giống nhau;
- Chứng giảm vị giác: Là tình trạng mất 1 phần khả năng cảm nhận vị nào đó như vị đắng, chua, mặn, ngọt;
- Rối loạn khứu giác: Là tình trạng giảm khả năng cảm nhận hương vị liên quan đến cổ họng, vòm miệng hoặc mũi;
- Chứng Ageusia: Là tình trạng mất hoàn toàn vị giác và không thể nếm được bất kỳ vị nào nhưng rất hiếm gặp;
- Do sử dụng thuốc: Các thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận được vị giác có thể kể đến như macrolid, thuốc chống nấm, fluoroquinolones, thuốc ức chế protein kinase, thuốc ức chế HMG - CoA hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin...
- Các nguyên nhân bệnh lý: Viêm xoang, viêm tai giữa, vệ sinh răng miệng kém, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm nướu, viêm loét vùng miệng, sâu răng,...
- Yếu tố tâm lý: Việc tâm lý bị ảnh hưởng cũng có thể khiến trẻ giảm hứng thú trong ăn uống.
- Ngoài ra, trẻ có thể chỉ đơn giản là biếng ăn sinh lý.
3. Cần làm gì khi trẻ mất vị giác?
Trẻ bị mất vị giác thường cảm nhận được vị mặn khi ăn uống dù đồ ăn thức uống đó không chứa muối. Thậm chí trẻ có thể mất hoàn toàn khả năng vị giác dẫn đến chán ăn, bỏ bữa. Để khắc phục tình trạng này cần dựa vào nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau:
- Đối với biếng ăn sinh lý: Tình trạng này thường không kéo dài quá 7 ngày, lúc này bố mẹ nên quan tâm và kiên nhẫn với quá trình ăn uống của trẻ hơn, không thúc ép nếu trẻ không thích, không ép trẻ ăn thêm và tránh tuyệt đối các hành động gây ra tâm lý sợ hãi cho trẻ như bóp mũi cho trẻ nuốt.
- Đối với mất vị giác do cảm lạnh hoặc cúm thông thường sẽ đợi cho bệnh thuyên giảm thì vị giác sẽ trở lại bình thường.
- Các tình trạng viêm xoang hay viêm tai giữa có thể khuyên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Để trẻ tránh xa khói thuốc, khói xe, sử dụng thuốc kháng histamin không kê đơn để giảm viêm mũi nếu cần thiết.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và đầy đủ cho trẻ.
- Dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày.
Nếu tình trạng chán ăn, mất vị giác kéo dài, trẻ không hoặc chậm tăng cân, trẻ có các biểu hiện bất thường khác như mệt mỏi, da xanh xao, sốt, rối loạn tiêu hóa kéo dài... thì cần đưa trẻ đi khám.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong