Trẻ bị mất vị giác nên ăn gì để cải thiện?

Trẻ bị mất vị giác có thể giảm cảm giác thèm ăn. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Cảm giác thèm ăn có thể tăng lên bằng cách sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng và thay đổi lối sống. Điều quan trọng là cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng của trẻ.

1. Trẻ mất vị giác nên ăn gì?

Một số loại vitamin, khoáng chất, thảo mộc có thể mang lại hiệu quả trong việc kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ bị mất vị giác ở đầu lưỡi, gồm có:

  • Kẽm: Thiếu hụt kẽm có thể gây thay đổi vị giác và cảm giác thèm ăn. Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hoặc vitamin tổng hợp chứa kẽm an toàn với hầu hết người lớn. Tuy nhiên, với trẻ em thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thiamine: Thiếu hụt thiamin (vitamin B1) có thể gây tăng tốc độ đốt cháy calo khi nghỉ ngơi, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân ở trẻ bị mất vị giác. Thiamine an toàn khi sử dụng cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Dầu cá: Dầu cá có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ bị mất vị giác. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, giảm chướng bụng. Dầu cá thường an toàn khi sử dụng cho người lớn không bị dị ứng với cá. Đối với trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.

Thiếu hụt thiamin (vitamin B1) có thể làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ bị mất vị giác
Thiếu hụt thiamin (vitamin B1) có thể làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ bị mất vị giác

2. Kích thích thèm ăn ở trẻ bằng liệu pháp điều trị

Có ba loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng làm thuốc kích thích cảm giác thèm ăn. Những loại thuốc này gồm:

2.1 Dronabinol (Marinol)

Dronabinol là một loại thuốc cannabinoid, tức là nó hoạt động trên các thụ thể cannabinoid trong não. Dronabinol giúp giảm buồn nôn và kích thích sự thèm ăn. Nó thường được sử dụng ở những người giảm cảm giác thèm ăn do HIV và hóa trị. Đối với trẻ nhỏ, chưa có nghiên cứu xác định mức độ an toàn khi sử dụng.

2.2 Megestrol (Megace)

Megestrol là một progestin tổng hợp có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn và được sử dụng để điều trị chứng biếng ăn do mất vị giác hoặc suy mòn (Cachexia). Cachexia là tình trạng giảm cân nghiêm trọng liên quan đến các bệnh lý mãn tính.

Megestrol có thể được kê đơn cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng vì thuốc có tác dụng phụ về thay đổi nội tiết tố và gây ra cục máu đông.

2.3 Oxandrolone (Oxandrin)

Oxandrolone là một dẫn xuất testosterone tổng hợp giúp kích thích cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tăng cân tương tự như steroid đồng hóa hoặc testosterone tự nhiên trong cơ thể. Nó thường được kê đơn để hỗ trợ tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân trong các trường hợp sau đây:

  • Chấn thương nặng
  • Nhiễm trùng
  • Phẫu thuật.

Tác dụng phụ của Oxandrolone là gây ra thay đổi hàm lượng cholesterol. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

2.4 Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để kích thích cảm giác thèm ăn nhưng chưa được FDA chấp thuận gồm:

3. Thay đổi lối sống để kích thích thèm ăn

Bên cạnh thực phẩm chức năng và các loại thuốc thì thay đổi lối sống là lựa chọn khác giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ bị mất vị giác. Những thay đổi sau có thể giúp ích cho trẻ:

  • Thay đổi hành vi gia đình: Những căng thẳng trong gia đình, kỳ vọng của cha mẹ, đe dọa, áp lực có thể gây tác động tiêu cực đến việc ăn uống của trẻ nhỏ.
  • Cho trẻ ăn thường xuyên và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn và kết cấu thức ăn khác nhau ngay khi còn nhỏ, thường bắt đầu từ khoảng 6 tháng.
  • Làm giờ ăn của trẻ trở nên thú vị hơn bằng việc hỏi trẻ thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của trẻ. Ngay cả khi trẻ chưa đủ vốn từ để nói chuyện, cảm giác được quan tâm cũng giúp trẻ hào hứng hơn trong giờ ăn.
  • Ăn cùng nhau với đủ các thành viên gia đình thường xuyên giúp hình thành hành vi ăn uống tích cực cho trẻ.
  • Không để những thứ gây xao nhãng ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ như TV, điện thoại, đồ chơi trên bàn ăn.
  • Giới hạn thời gian ngồi trên bàn ăn trong khoảng 20 phút cho mỗi bữa ăn
  • Đảm bảo trẻ tập thể dục và chơi vừa sức
  • Hạn chế ăn vặt quá nhiều, uống sữa và nước trái cây giữa các bữa ăn.

Không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại là một cách giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ bị mất vị giác
Không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại là một cách giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ bị mất vị giác

4. Nhu cầu calo hàng ngày của trẻ theo độ tuổi

Nhu cầu calo hàng ngày khác nhau dựa trên một số yếu tố như mức độ hoạt động, cấu trúc gen, trao đổi chất, loại cơ thể. Dưới đây là hướng dẫn chung về nhu cầu calo trung bình theo nhóm tuổi ở trẻ.

Nhóm tuổi Nhu cầu calo hàng ngày cho bé gái Nhu cầu calo hàng ngày cho bé trai
Trẻ mới biết đi ( 2 - 3 tuổi) 1000 - 1400 1000 - 1400
Trẻ em ( 4 - 12 tuổi) 1200 - 2200 1400 - 2400
Thanh thiếu niên ( 13 - 18 tuổi) 1600 - 2400 2000 - 3200

5. Khi nào trẻ biếng ăn cần đi khám?

Bạn cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế ngay khi có các biểu hiện:

  • Mất ham muốn ăn uống trong một thời gian dài
  • Giảm cân
  • triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng, bao gồm mệt mỏi, rụng tóc, suy nhược, chóng mặt hoặc giảm khối lượng cơ
  • Có các triệu chứng khác mà bạn thấy đáng quan tâm.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Nguồn tham khảo: Healthline.com, Winchesterhospital.org

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe