Xét nghiệm máu lắng để làm gì?

Bài viết được viết bởi PGS.TS.BS Lê Ngọc Hùng, Trưởng khoa và Bác sĩ Bùi Thị Hồng Khang - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Xét nghiệm máu lắng có thể sử dụng để theo dõi tình trạng viêm. Bác sĩ của bạn sẽ kết hợp kết quả xét nghiệm máu lắng với kết quả của các xét nghiệm khác để xây dựng chẩn đoán bệnh.

1. Xét nghiệm tốc độ máu lắng là gì?

Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu đôi khi được gọi là xét nghiệm máu lắng. Xét nghiệm này không dùng để chẩn đoán một bệnh lý đặc hiệu. Thực tế, xét nghiệm này giúp nhân viên y tế xác định bạn có trong tình trạng viêm hay không.

2. Tại sao bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu lắng?

Khi bạn trong tình trạng viêm, tế bào hồng cầu của bạn dễ bám vào nhau tạo cụm. Tác động tạo cụm này làm thay đổi tốc độ tế bào hồng cầu lắng trong ống xét nghiệm. Tốc độ càng nhanh hơn, nhiều hơn tế bào máu bị chìm về đáy ống nghiệm, chỉ ra rằng tình trạng viêm càng chắc chắn.

Xét nghiệm này, về tổng quát, có thể xác nhận và đo lường tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Tuy nhiên xét nghiệm này không cho tín hiệu gì về nguyên nhân của tình trạng viêm. Do vậy, ít khi xét nghiệm máu lắng được chỉ định đơn lẻ. Ngược lại, bác sĩ thường kết hợp xét nghiệm này với các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của bệnh lý.

Xét nghiệm máu lắng thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh lý gây viêm như sau: bệnh tự miễn, ung thư, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, các dạng viêm khớp, một vài bệnh lý cơ hoặc mô liên kết (đau đa cơ dạng thấp), bệnh lý viêm đường tiêu hóa...


Người bệnh viêm khớp được chỉ định xét nghiệm máu lắng
Người bệnh viêm khớp được chỉ định xét nghiệm máu lắng

3. Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bạn nên xét nghiệm máu lắng

Bạn có thể nên thực hiện xét nghiệm máu lắng nếu bạn có các triệu chứng của tình trạng viêm như viêm khớp hoặc viêm đường tiêu hóa. Các triệu chứng có thể như sau sau:

Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng

  • Nhức đầu, đặc biệt với đau kết hợp vùng vai
  • Giảm cân bất thường
  • Đau vùng vai, cổ và hông
  • Triệu chứng đường tiêu hóa như: tiêu chảy, sốt, có máu trong phân, đau bụng bất thường.

4. Chuẩn bị cho xét nghiệm máu lắng

Rất ít có yêu cầu cần chuẩn bị trước cho xét nghiệm máu lắng. Tuy nhiên bạn nên báo bác sĩ các thuốc bạn đang sử dụng. Thầy thuốc có thể yêu cầu bạn phải dừng sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm. Vài loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả máu lắng.


Bác sĩ sẽ lưu ý một số vấn đề trước khi làm xét nghiệm máu lắng
Bác sĩ sẽ lưu ý một số vấn đề trước khi làm xét nghiệm máu lắng

5. Xét nghiệm máu lắng thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm này đơn giản chỉ lấy một mẫu máu tĩnh mạch, khoảng 2ml, chứa trong tube EDTA.

Mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm, và được chuyển sang một tube nhỏ, dài, để yên cho lắng theo trọng lực trong vòng 1 giờ. Trong và sau 1 giờ, nhân viên xét nghiệm sẽ đánh giá mức độ lắng của hồng cầu trong ống nghiệm.

Tình trạng viêm làm gây ra protein bất thường trong máu bạn. Sự bất thường protein làm cho hồng cầu dễ cụm với nhau. Vấn đề này làm hồng cầu lắng nhanh hơn.

Bác sĩ cũng có thể cho thêm xét nghiệm C-reactive protein (CRP) cùng lúc với xét nghiệm máu lắng. Xét nghiệm CRP cũng đo lường mức độ viêm, nhưng có thể dự đoán bạn ở trong tình trạng bệnh lý mạch vành hoặc các bệnh lý tim mạch khác.

Xét nghiệm máu lắng thường thực hiện theo phương pháp Westergren. Máu được cho vào tube Westergren-Katz cho đến vạch 200 mm. Tube được để đứng yêu trong nhiệt độ phòng 1 giờ. Khoảng cách từ đỉnh của hỗn hợp máu và đỉnh của khối hồng cầu lắng xuống được đo.


Lấy mẫu máu làm xét nghiệm máu
Lấy mẫu máu làm xét nghiệm máu

6. Giá trị bình thường của xét nghiệm máu lắng

Xét nghiệm máu lắng thường được đo theo milimet trong giờ (mm/hr).

Giá trị bình thường như sau:

Phụ nữ dưới 50 tuổi 0 – 20 mm/hr
Nam dưới 50 tuổi 0 – 15 mm/hr
Phụ nữ >= 50 tuổi 0 – 30 mm/hr
Nam >= 50 tuổi 0 – 20 mm/hr
Trẻ em 0 – 10 mm/hr

Giá trị máu lắng càng cao, càng chắc chắn tình trạng viêm

7. Phân tích về giá trị bất thường của máu lắng

Một giá trị bất thường của tốc độ máu lắng không chỉ điểm bất kỳ một bệnh lý nào. Nó chỉ cho biết tình trạng viêm của cơ thể và chỉ điểm cho sự cần thiết những xét nghiệm khác.

Xét nghiệm này không phải luôn luôn có ý nghĩa quan trọng. Một số yếu tố có thể làm thay đổi kết quả như: tuổi càng cao, có sử dụng thuốc, đang có thai.

Một số nguyên nhân gây bất thường tốc độ máu lắng thì quan trọng nhiều hơn các nguyên nhân khác, tuy nhiên đa số trường hợp không có liên quan nhiều. Điều cần thiết là không phải quá mức lo lắng khi kết quả máu lắng bất thường.

Ngược lại, làm việc với bác sĩ của bạn để cùng tìm nguyên nhân gây các triệu chứng trên người của bạn. Bác sĩ thường thực hiện thêm các xét nghiệm nữa nếu kết quả máu lắng của bạn bất thường quá cao hay quá thấp.


Xét nghiệm máu lắng cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị hiện đại
Xét nghiệm máu lắng cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị hiện đại

8. Các nguyên nhân gây kết quả máu lắng cao

Có rất nhiều nguyên nhân như sau: tuổi càng cao, có thai, béo phì, bị thiếu máu, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, vài loại ung thư bao gồm ung thư tế bào lympho (lymphoma) hoặc đa u tủy (multiple myeloma).

Một kết quả bất thường cao có thể chỉ điểm sự hiện diện của bệnh lý ung thư, đặc biệt nếu không có biểu hiện viêm trên lâm sàng.

8.1 Các bệnh tự miễn

Tốc độ máu lắng có thể cao bất thường do bởi các bệnh lý tự miễn sau; lupus ban đỏ hệ thống, vài loại viêm khớp (bao gồm viêm khớp dạng thấp), bệnh globulin to đại thể kiểu Waldenstrom, viêm khớp thoáng qua, đau đa cơ dạng khớp, tăng fibrinogen trong máu, viêm mạch máu dị ứng hay hoại tử.

8.2 Nhiễm trùng

Một vài bệnh nhiễm trùng gây tăng cao tốc độ máu lắng: nhiễm trùng xương, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc (viêm màng mỏng bên trong tim, có thể bao gồm van tim), viêm khớp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng toàn thân hệ thống, lao.

9. Các nguyên nhân gây giảm tốc độ máu lắng

Tốc độ máu lắng thấp có thể do: suy tim, giảm fibrinogen trong máu, giảm protein máu (trong bệnh gan, thận), tăng bạch cầu, tăng hồng cầu...


Suy tim có thể làm tốc độ máu lắng thấp
Suy tim có thể làm tốc độ máu lắng thấp

10. Xử lý sau kết quả xét nghiệm

Tùy vào kết quả xét nghiệm của bạn, bác sĩ có thể thêm các xét nghiệm khác, bao gồm một xét nghiệm lần thứ 2 về máu lắng để xác nhận tình trạng của kết quả lần thứ nhất. Các kết quả bổ sung này giúp bác sĩ phác họa ra nguyên nhân đặc hiệu gây ra tình trạng viêm của bạn.

Nếu bạn ở trong một trong các tình trạng nêu dưới đây, các xét nghiệm khác có thể giúp đo lường hiệu quả điều trị và theo dõi bằng xét nghiệm máu lắng trong suốt đợt điều trị của bạn.

Bệnh nền cơ bản

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang bị một bệnh nền nào đó gây tăng tốc độ máu lắng, bạn sẽ được gửi đến các chuyên gia để chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Tình trạng viêm

Nếu bác sĩ phát hiện bạn bị viêm, bạn có thể được điều trị như sau: thuốc chống viêm-không phải steroid; hoặc corticosteroid trị liệu để giảm viêm.

Nhiễm trùng

Nếu bệnh lý nhiễm trùng là nguyên nhân của tình trạng viêm, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh cho bạn.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe