Cảnh giác các chấn thương đầu gối khi tập luyện, chơi thể thao

Tất cả các môn thể thao vận động đều tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định, mang lại những chấn thương cho người chơi. Thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là vị trí đầu gối, vì đó là nơi nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Do vậy cảnh giác các chấn thương đầu gối khi tập luyện, chơi thể thao là rất quan trọng.

1. Các chấn thương đầu gối dễ gặp nhất khi chơi thể thao

Có rất nhiều chấn thương đầu gối trực tiếp khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn như đầu gối sưng to, đầu gối đau khi chạy bộ,... Bởi khớp gối là bộ phận quan trọng, có biên độ vận động lớn, quyết định khả năng vận động của cơ thể. Cấu tạo của đầu gối bao gồm nhiều thành phần như xương bánh chè, đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi. Thêm vào đó là các phần mềm như gân cơ, dây chằng, sụn chêm, bao khớp. Bất cứ thành phần nào bị tổn thương đều mang lại ảnh hưởng đến đầu gối.

  • Gãy xương đầu gối: Mọi xương trên cơ thể con người nếu chịu lực quá mạnh đều có thể bị gãy, vỡ vụn. Trong chấn thương, phần xương dễ gãy nhất do tiếp xúc với bề mặt là xương bánh chè. Chủ yếu các chấn thương đầu gối này đều trong trường hợp va chạm do tai nạn, té ngã hay do tuổi tác dẫn đến loãng xương.
  • Tổn thương sụn chêm: Khớp sụn chêm bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Đây là bộ phận có chức năng giảm xóc, phân tán lực toàn cơ thể, làm đệm cho khớp và giữ cho khớp gối được ổn định. Nếu bạn đột ngột đổi hướng hoặc vặn đầu gối quá mạnh trong khi chạy, sụn chêm sẽ bị rách. Đây là loại chấn thương đầu gối phổ biến nhất đối với những người chạy bộ hoặc những người tham gia các môn thể thao tiếp xúc. Hầu hết những người bị chấn thương sụn chêm sẽ bị rách sụn chêm bên trong sụn bên ngoài đầu gối. Lúc này, người bị thương sẽ có các biểu hiện: khớp gối đau nhức, đầu gối sưng to, cứng khớp, cảm giác đầu gối đau khi chạy bộ.
  • Trật khớp gối: Khớp gối có cấu trúc ổn định bởi dây chằng - gân - sụn. Khi có một tác động rất mạnh, chẳng hạn như tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, tai nạn lao động, xương đầu gối sẽ bị xê dịch khỏi vị trí vốn có của nó.
  • Tổn thương dây chằng bên: Dây chằng bên kết nối xương đùi và xương chày và tăng cường tải trọng thông qua các dây chằng khác. Các chấn thương đầu gối, chẳng hạn như va đập, tai nạn hoặc tiếp xúc với mặt đất ở vị trí nguy hiểm khi đang chuyển động rất dễ làm cho dây chằng bên bị tổn thương.

2. Cảnh giác các chấn thương đầu gối khi tập luyện, chơi thể thao

Tuy không thể đảm bảo 100% không chấn thương khi vận động nhưng cũng có những lưu ý nhỏ giúp cảnh giác các chấn thương đầu gối khi tập luyện, chơi thể thao.

  • Tập thể dục thường xuyên: Cách hạn chế tổn thương khớp gối không phải là không chơi thể thao mà là học cách tập thể dục đúng cách. Chúng ta phải khởi động cơ thể kỹ càng, nhất là với các vùng khớp chính. Nên chọn các môn thể thao phù hợp với thể trạng của mình, tránh các va đập trực tiếp để giảm thiểu tối đa chấn thương.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học: Dinh dưỡng là phần rất quan trọng giúp mỗi người có một sức khỏe tốt. Nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và canxi hỗ trợ xương khớp thêm chắc khỏe
  • Nghỉ ngơi: Đây là phương pháp rất đơn giản nhưng cũng chính là cách phòng bệnh tốt. Thể thao là phải tập luyện thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng tập, tập đủ 7 ngày trong tuần. Chúng ta phải để cho cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi, cho xương khớp thời gian phục hồi sau thời gian hoạt động quá mạnh.
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Tập thể dục thường xuyên đúng cách giúp phòng tránh đầu gối đau khi chạy bộ

3. Một số biện pháp điều trị chấn thương đầu gối

Nếu tình trạng đau khớp gối kéo dài hơn một tuần, khả năng vận động bị giảm hay đầu gối sưng to, đầu gối đau khi chạy bộ bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp, dựa trên nguyên nhân gây ra chấn thương tình trạng của khớp gối.

Sau khi bị chấn thương đầu gối, việc đầu tiên bạn nên làm ngay là cố định đầu gối bằng nẹp hoặc bó bột từ 2 đến 3 tuần. Để giảm sưng, bạn có thể uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có cục máu đông ở khớp gối, không được chọc cho máu chảy ra ngoài. Do máu ở khớp gối tự tan nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.

Các chấn thương đầu gối được bác sĩ chỉ định phẫu thuật là: Tổn thương dây chằng chéo sau khiến khớp gối lỏng lẻo. Rách hoặc hư mặt khum. Sụn ​​trong khớp bị vỡ gây kẹt khớp. Sau khi tình trạng sưng khớp gối biến mất và khớp gối hoạt động tốt, bác sĩ sẽ tiến hành mổ theo phương pháp nội soi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan