Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ

Lồi đĩa đệm cột sống là một bệnh lý liên quan tới xương khớp cột sống không hiếm gặp. Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị tổn thương hoặc rách khiến các nhân nhầy thoát khỏi vị trí ban đầu nhưng không thoát hoàn toàn. Bệnh lồi đĩa đệm là một trong những giai đoạn sớm của thoát vị đĩa đệm, nếu không được điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là một thể nhẹ tổn thương đĩa đệm của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng bao xơ bên ngoài suy yếu và bị rách làm cho phần nhầy của đĩa đệm lồi ra, thoát ra khỏi vị trí ban đầu nhưng chưa thoát khỏi hoàn toàn những bao xơ này. Lồi đĩa đệm trong thời gian dài sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân.

Lồi đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trong cột sống nhưng phổ biến nhất là vùng cột sống cổ và thắt lưng. Lồi đĩa đệm cột sống cổ được xếp vào nhóm những bệnh lý tổn thương đĩa đệm tương ứng với thể bệnh nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu như tình trạng này không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động, tàn phế,...

Lồi đĩa đệm cột sống cổ được chia thành 4 giai đoạn chính bao gồm:

  • Giai đoạn 1: đĩa đệm đốt sống cổ chuẩn bị có xu hướng bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Trong giai đoạn này người bệnh thường không cảm nhận được cơn đau, do đó thường không phát hiện ra bệnh trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn 2: các vết lồi đĩa đệm ngày càng lớn sau đó chèn ép vào các dây thần kinh tạo ra các cơn đau nhức khó chịu.
  • Giai đoạn 3: đĩa đệm chèn vào dây thần kinh sâu hơn, ngoài vị trí lồi người bệnh còn cảm thấy những cơn đau đớn lan rộng xuống chân và hông, khiến cho người bệnh cảm thấy đau, tê và yếu chân ảnh hưởng tới khả năng vận động.
  • Giai đoạn cuối: các dây thần kinh khu vực bị chèn ép sẽ chết dần, đồng thời người bệnh mất đi khả năng vận động và di chuyển.

Tùy các giai đoạn khác nhau của bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe người bệnh như:

  • Đau nhức âm ỉ hoặc đau nhức dữ dội tại vị trí bị chèn ép.
  • Tê bì chân tay, yếu cơ và mất khả năng vận động.
  • Bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ nếu không được điều trị sớm có thể phát triển thành thoát vị đĩa đệm.
lồi đĩa đệm cột sống cổ
Lồi đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng phần nhầy của đĩa đệm lồi ra

2. Điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ là giai đoạn sớm của bệnh thoát vị đĩa đệm, vì vậy bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn với phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần kiên trì tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị lồi đĩa đệm thường được áp dụng bao gồm:

  • Điều trị triệu chứng: sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện nhanh chóng các cơn đau nhức khó chịu và giảm hiện tượng tăng cơ cứng khớp. Tuy nhiên, việc lạm dụng những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu và buồn nôn,...
  • Áp dụng các bài thuốc dân gian: phương pháp này được nhiều người lựa chọn bởi vì sự an toàn và lành tính không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Để đạt được hiệu quả trong việc điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân cần phải kiên trì và áp dụng trong thời gian dài.
  • Vật lý trị liệu: những phương pháp bài tập vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị lồi đĩa đệm đốt sống cổ như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, tập yoga,... được thực hiện đúng kỹ thuật bởi những chuyên gia sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau nhức do phồng lồi đĩa đệm gây ra khá hiệu quả.

Một số thay đổi trong lối sống và thói quen hàng ngày sẽ giúp tăng cường hiệu quả trong điều trị như:

  • Thay đổi thói quen làm việc với một tư thế đúng như giữ thẳng lưng khi làm việc. Bạn cần đứng lên đi lại 5 phút sau mỗi 45 - 60 phút làm việc.
  • Để tránh bị phồng đĩa đệm, không nên mang vác, bưng bê, khuân vác những vật nặng.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường canxi, vitamin D và rau xanh để cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo chất dịch nhầy đĩa đệm, qua đó cải thiện được tình trạng bệnh hiệu quả.
  • Một trong các biện pháp phòng ngừa lồi đĩa đệm hiệu quả là tích cực tập luyện thể dục thể thao với những bộ môn vừa sức ví dụ như: đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội,... để tăng cường sự dẻo dai và tính linh hoạt cho các đốt sống.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, mỡ động vật, thức ăn nhanh và các chất kích thích. Bởi vì sử dụng các loại thực phẩm này có thể khiến cân nặng tăng nhanh chóng, gia tăng áp lực lên vùng đĩa đệm, làm cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên thêm nghiêm trọng hơn.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, nếu có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị.
Người bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ cần được bổ sung vitamin D và canxi
Người bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ cần được bổ sung vitamin D và canxi

Tóm lại, lồi đĩa đệm cột sống cổ là một bệnh lý liên quan tới xương khớp cột sống không hiếm gặp. Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách khiến các nhân nhầy thoát khỏi vị trí ban đầu nhưng không thoát hoàn toàn. Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ là giai đoạn sớm của thoát vị đĩa đệm, nếu không được điều trị sớm có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm như bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động, tàn phế,... Do vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau nhức vùng cột sống cổ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có những biện pháp can thiệp phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan