Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Viên nén: HCQ 200 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Thuốc trị sốt rét.
Chỉ định
Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, dự phòng và điều trị sốt rét, viêm khớp thiếu niên tự phát.
Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh lý võng mạc.
Thận trọng
Đái tháo đường, rối loạn tạo máu, vẩy nến, thiếu enzyme G6PD.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng, phát ban, ngứa, rụng tóc, đau đầu, mờ mắt.
Ít gặp: Tăng sắc tố, rụng lông, bệnh lý võng mạc, thay đổi giác mạc, chóng mặt, hoa mắt, độc tính trên tai (ù tai, điếc), căng thẳng, không có phản xạ gân sâu, yếu cơ, bệnh lý thần kinh cơ.
Hiếm gặp: Thay đổi điểm vàng, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, động kinh, độc tính trên tim, hạ đường huyết nặng, bệnh vẩy nến, Hội chứng Stevens - Johnson, Hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, tăng nhạy cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (phù mạch, co thắt phế quản).
Liều và cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Người lớn:
- Viêm khớp dạng thấp: 400 - 600 mg/ngày trong 3 tháng. Tối đa 6 mg/kg.
- Lupus ban đỏ hệ thống: 400 - 800 mg/ngày trong vài tuần. Liều duy trì 200 - 400 mg/ngày.
- Sốt rét:
+ Dự phòng: 400 mg/tuần, bắt đầu 1 tuần trước và kéo dài 4 tuần sau khi đi vào vùng có dịch.
+ Điều trị: 800 mg, sau đó 400 mg sau 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ sau liều đầu tiên.
Trẻ em:
- Viêm khớp thiếu niên tự phát: 3 - 6,5 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg).
- Sốt rét:
+ Dự phòng: 6,5 mg/kg/tuần (tối đa 400 mg), bắt đầu 1 tuần trước và kéo dài tới 4 tuần sau khi đi vào vùng có dịch.
+ Điều trị: 13 mg/kg (tối đa 800 mg), sau đó 6,5 mg/kg (tối đa 40 mg) sau 6, 24 và 48 giờ sau liều đầu tiên.
Chú ý khi sử dụng
Theo dõi công thức máu, chức năng gan thận, thị lực trước khi sử dụng thuốc. Khám mắt thường xuyên mỗi 6 - 12 tháng. Ngừng thuốc ngay nếu có thay đổi về thị lực.
Phụ nữ có thai: D (TGA) (*).
Phụ nữ cho con bú: L2 (**)
Không cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm D theo phân loại của TGA: Thuốc gây ra hoặc có thể gây ra dị tật hoặc những tổn thương không phục hồi trên thai nhi người.
(**) Nhóm L2 theo phân loại Mother's milk: Safer: Thuốc đã được nghiên cứu trên số lượng hạn chế phụ nữ cho con bú và không làm tăng tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ. Và/hoặc bằng chứng xác định nguy của thuốc dùng cho phụ nữ cho con bú không rõ ràng.
Tài liệu tham khảo
AMH, Uptodate, Micromedex, BNFC, Mother’s milk.
- Các vấn đề về khớp thường gặp ở bệnh tự miễn
- Đau nhức, sưng tấy các khớp là dấu hiệu bệnh gì?
- Đau khớp kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?
- Bà bầu mắc Lupus ban đỏ, viêm phụ khoa, kháng Phospholipid nên mổ ở tuần bao nhiêu?
- Đã bỏ thai do lupus ban đỏ dẫn đến tăng huyết áp tiền sản giật có nên có thai nữa không?
- Sử dụng Medrol 4mg khi đang mang thai có ảnh hưởng gì không?
- Có phải ấu trùng sán lợn gây phát ban và ngứa ở hai bên má không?
- Hội chứng thực bào máu có điều trị được không?
- Nổi hạch ở bẹn là dấu hiệu bệnh gì?
- Tiểu cầu giảm, xuất hiện vết bầm tím ở chân có nguy hiểm không?