Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Dạng bào chế - biệt dược
Dung dịch tiêm: Itamekacin, Selemycin, Likacin 500 mg/2 ml, bột pha tiêm Abicin 250 mg.
Nhóm thuốc – Tác dụng
Kháng sinh nhóm aminoside.
Chỉ định
Điều trị ngắn hạn nhiễm khuẩn Gram (-) nặng bởi một số vi khuẩn nhạy cảm Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Proteus sp., Provindecia, Klebsiella, Acinobacter, bao gồm các nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn sơ sinh, đường hô hấp trên nặng, xương khớp, thần kinh...
Chống chỉ định
Quá mẫn với kháng sinh nhóm aminoside.
Thận trọng
Thận trọng khi bản thân hoặc gia đình có tiền sử điếc do dùng kháng sinh nhóm aminoside hoặc nguyên nhân khác, suy gan, suy thận, trẻ sơ sinh, đẻ non, ăn uống kém, nuôi dưỡng ngoài đường tĩnh mạch, suy kiệt, nhược cơ.
Tác dụng không mong muốn
Độc tính trên dây thần kinh số 8 (đặc biệt trên tai) và thận. Hiếm gặp: Phát ban, dị cảm, rùng mình, buồn nôn, nôn, tăng bạch cầu ưa acid, thiếu máu, hạ huyết áp.
Liều và cách dùng
Truyền tĩnh mạch quãng ngắn từ 30 - 60 phút với người lớn và 1 - 2 giờ với trẻ sơ sinh. Dung môi tương hợp: Glucose 5%, 10%, glucose trong NaCl, NaCl 0,9%, Ringer lactate.
Liều dùng cho người lớn và trẻ em:
Chế độ liều 1 lần/ngày: Truyền tĩnh mạch quãng ngắn 15 mg/kg mỗi 24 giờ.
Chế độ liều nhiều lần/ngày: Truyền tĩnh mạch quãng ngắn hoặc tiêm bắp 5 mg/kg mỗi 8 giờ hoặc 7,5 mg/kg mỗi 12 giờ.
Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, khởi đầu có thể nên sử dụng liều tải. Thuốc có khoảng điều trị hẹp, cần tối ưu hóa điều trị bằng cách theo dõi nồng độ thuốc trong máu.
Chú ý khi sử dụng
Nếu trong 5 ngày không có đáp ứng thì chuyển sang dùng kháng sinh khác. Dùng kéo dài trên 10 ngày làm tăng độc tính của thuốc.
Phụ nữ có thai: D (TGA)(*); D (FDA)(**).
Phụ nữ cho con bú: Có thể dùng được.
Cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận.
(*) Nhóm D theo phân loại của TGA: Thuốc gây ra hoặc có thể gây ra dị tật hoặc những tổn thương không phục hồi trên thai nhi người.
(**) Nhóm D theo phân loại của FDA: Có bằng chứng liên quan đến nguy cơ đối với thai nhi trên người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể chấp nhận sử dụng thuốc trong thai kỳ khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ (ví dụ trong trường hợp đe dọa tính mạng hoặc trường hợp bệnh trầm trọng mà các thuốc an toàn hơn không thể sử dụng hoặc không hiệu quả).
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, AMH, Drug in renal failure, Mother’s milk, Uptodate.
- Ngưng kháng sinh bao lâu có thể tiêm phòng lao?
- Trẻ sơ sinh bị viêm ruột nên dùng thuốc kháng sinh nào?
- Tiêm nhiều mũi điều trị viêm họng có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ?
- Trẻ bị tiêu chảy có nên uống kháng sinh không?
- Trẻ sổ mũi kèm theo sốt nhẹ có cần dùng kháng sinh không?
- Bé 6 tháng tuổi bú ít, đi ngoài sau khi sử dụng kháng sinh, phải làm sao?
- Khi nào có thể tiến hành phẫu thuật rò luân nhĩ ở trẻ?
- Trẻ uống thuốc kháng sinh bị đi ngoài phân lỏng, không nhầy, không máu là do đâu?
- Lỡ dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có sao không?
- Đang uống thuốc kháng sinh có thể làm xét nghiệm nội tiết tố được không?