Vai trò của xương đòn

Vị trí

Xương quai đòn là một phần quan trọng trong hệ xương hoàn chỉnh của người. Một cơ thể bình thường có 2 xương quai đòn, xương quai đòn nằm ở phía dưới vai và đối xứng nhau qua ức.

Cấu tạo

Độ dài của xương quai đòn tùy thuộc vào cấu tạo bộ xương của cơ thể. Do đó người ta cho rằng, người có xương quai đòn càng dài và cong càng quyến rũ và hấp dẫn. Phụ nữ hiện nay cũng coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá sắc đẹp.

Xương quai đòn còn được gọi là xương quai xanh. Xương quai đòn có hình dạng mỏng dẹt và cong giống chữ S,  chịu trách nhiệm kết nối xương bả vai và xương ức. Bằng mắt thường có thể nhận biết được do xương nhô ra rõ rệt dưới lớp da mỏng.

Xương đòn gồm có thân xương và hai đầu xương

Thân xương đòn sẽ có hai mặt

  • Mặt trên của xương đòn phía ngoài rất gồ ghề, phía trong thì trơn nhẵn mà bạn có thể sờ và cảm nhận được qua da.

  • Mặt dưới của thân xương đòn rất gồ ghề, ở phía trong chúng ta sẽ có một vết ấn được gọi là vết ấn dây chằng sườn đòn cho dây chằng sườn đòn bám vào. Phía ngoài chúng ta sẽ có củ nón để cho dây chằng nón bám vào, dây chằng thì bám vào đường thang. Ở giữa của mặt dưới sẽ có một rãnh, dựa vào mô hình các bạn có thể dễ dàng nhận ra rãnh ở mặt trước xương đòn để cho cơ dưới đòn bám vào.

Hai bờ của xương đòn

Bờ trước ở phía ngoài lõm, mỏng, gồ ghề, phía trong lồi, dày và trơn nhẵn. Ngược lại, bờ sau phía ngoài lại lồi, gồ ghề và phía trong lõm.

Các đầu xương: xương đòn có hai đầu

  • Đầu ức ở phía trong: dày, to và có diện khớp ức để ghép với xương ức.

  • Đầu cùng vai ở phía ngoài dẹt, có diện khớp mỏm cùng để khớp với mỏm cùng của xương vai

Chức năng

Chức năng xương đòn kết nối xương bả vai với xương ức qua khớp đòn. Nhờ vậy mà mọi hoạt động của toàn bộ cánh tay có diễn ra bình thường hay không phụ thuộc hoàn toàn vào xương đòn.

Xương đòn có vai trò giống như một chiếc đòn gánh để giúp nâng đỡ phần trọng lượng của toàn bộ vùng cánh tay.

Những điều cần lưu ý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế việc gãy xương đòn. Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy xương đòn:

  • Mặc đồ bảo hộ thể thao.

  • Hỏi huấn luyện viên  làm thế nào để giảm nguy cơ té ngã khi tham gia các môn thể thao.

  • Có một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D để xương chắc khỏe hơn.

Xem thêm: