Bàn tay có bao nhiêu xương?

Vị trí

Bàn tay là một bộ phận quan trọng trên cơ thể con người, có chức năng cầm nắm

Đối với con người bàn tay nằm ở cuối cùng của một cánh tay, đối với động vật bàn tay nằm ở cuối của chi trước.

Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người, nó hỗ trợ cho các hoạt động đơn giản như cầm nắm,… hoặc thậm chí những hoạt động phức tạp như nhặt một vật lên,…Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, là nơi nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất, và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Vì thê, ý thức liên lạc của con người liên hệ mật thiết với hai bàn tay.

Cấu tạo

Bàn tay người bao gồm 5 ngón tay được nối liền với cẳng tay bằng một bộ phận gọi là cổ tay. Khi bàn tay khum lại phía trong được gọi là lòng bàn tay, phía mặt ngoài là mu bàn tay.

Những ngón tay

Bàn tay có 5 ngón, mỗi ngón đều có cái tên để phân biệt.

  • Ngón cái là ngón đầu tiên tính từ phải sang trái khi bàn tay đang đặt úp lại, hoặc từ trái sang phải khi lòng bàn tay ngửa lên

  • Ngón trỏ là là ngón tiếp theo của ngón cái, gần ngón cái nhất

  • Ngón  giữa nằm chính giữa 5 ngón tay, là ngón tiếp theo của ngón trỏ

  • Ngón áp út là ngón liền kề ngón giữa

  • Ngón út là ngón cuối cùng, tiếp theo cả ngón áp út, là ngón nhỏ nhất trong năm ngón tay

Không kể ngón cái, 4 ngón còn lại có thể nắm lại để bắt hoặc cầm lấy vật thể, những chỉ có thể xoay một góc 45 độ. Trong khi đó ngón cái có thể dễ dàng xoay 90 độ. Ngón cái có thể xoay chuyển đối diện với các ngón tay còn lại.

Hệ thống xương bàn tay

Bàn tay được cấu tạo bởi hệ thống xương khớp, cơ và các dây chằng, các dây thần kinh. Ở người, hai bàn tay gồm có 27 cái xương: các ngón tay có tổng cộng 14 cái xương, xương bàn tay hoặc lòng bàn tay có 5 xương, còn khối xương cổ tay có 8 xương. Trên một bàn tay gồm có:

  • Xương cổ tay: có 8 xương cổ tay được xếp thành 2 hàng mỗi hàng 4 cái xương. Hàng dưới có xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu. Hàng trên bao gồm xương thang, xương thê, xương cả, xương móc. Những xương này được gắn chặt với nhau vào một ổ xương không sâu.

  • Xương đốt bàn tay có 5 xương, bắt đầu xương đốt bàn tay 1 là ở ngón cái. Xương đốt bàn tay 2;3;4;5 lần lượt ở xương đốt bàn tay trỏ, giữa, áp út, út. Trên xương đốt bàn tay gồm có phần nền, thân, chỏm. Trong đó phần nền tiếp giáp với xương cổ tay, phần thân nằm ở giữa, và trên cùng là phần chỏm tiếp giáp với các xương đốt ngón tay.

  • Xương đốt ngón tay có tổng cộng 14 xương trên một bàn tay, riêng ngón tay cái chỉ có 2 xương đốt ngón tay là đốt gần và đốt xa. Mỗi ngón tay có 3 xương đốt ngón tay:

  •  Đốt gần: nằm liền kề với xương đốt bàn tay

  •  Đốt giữa: nằm ở giữa đốt gần và đốt xa, ngón cái không có đốt giữa.

  •  Đốt xa: nằm trên cùng của ngón tay, là xương xa lòng bàn tay nhất.

Khớp tay

Ở người sự vận động linh hoạt hơn động vật là nhờ các khớp tay rất phức tạp. Nếu không có các khớp tay thì bàn tay không thể hoạt động và làm những động tác phức tạp cùng với các công cụ hay vật thể. Ngoài ra, nhờ các khớp tay mà ta có thể nắm thả, hoạt động một cách linh hoạt, làm được những cử chỉ tinh vi ở tay một cách dễ dàng.

Các khớp tay bao gồm

  • Khớp gian đốt ngón tay: Khớp gian đốt ngón tay: hay còn được gọi là khớp gian ngón, viết tắt là IP đây là các khớp giữa các ngón với nhau. Mỗi ngón có hai khớp gian ngón khác nhau: gần và xa nối những đốt gần,đốt giữa và đốt xa lại với nhau. Riêng ngón cái chỉ có một khớp, do ngón cái chỉ có hai đốt ngón tay. Đây là khớp bản lề, chúng cho phép vận động tại 1 mặt phẳng để có thể thực hiện thao tác gấp duỗi, được làm rất vững chắc ở hai bên bởi những dây chằng các bên bị hạn chế bởi những vận động khác.

  • Khớp nối xương bàn tay: là khớp nối từ xương bàn tay tới các xương ở ngón tay. Khớp bàn đốt ở 4 ngón trên bàn tay trừ ngón cái là khớp lồi cầu với sự vận động của hai mặt phẳng theo hướng khép lại, dạng ra hoặc duỗi và gập. Khớp bàn đốt ngón cái khác với 4 ngón còn lại ở chỗ đây là một khớp bản lề. Nó chỉ cho phép vận động và hoạt động tại một mặt phẳng. Tầm hoạt động của khớp duỗi 0° cho tới khi gập lại từ 40° đến 90°.

  • Khớp gian xương cổ tay

  • Cổ tay: khớp nối để bàn tay có thể cử động, đây cũng là khớp có thể được xem là thuộc về cẳng tay

Cơ và dây chằng

Con người được thực hiện các động tác của bàn tay bởi hai bộ của mỗi mô. Chúng được chia thành hai nhóm: 

  • Các nhóm cơ ngoại gồm các cơ gấp dài và cơ duỗi bao gồm cơ cẳng tay. vì các cơ này nằm ở cẳng tay nên được gọi tên là nhóm cơ ngoại.

  • Các nhóm cơ nội là nhóm cơ còn lại.

Chức năng

Chức năng chính của bàn tay là cầm nắm vật thể, giúp con người trong các hoạt động như làm việc, học tập và vui chơi.

Giống như các bộ phận khác mắt, chân,… mỗi bàn tay được điều khiển bởi một bán cầu não đối lập. Bàn tay trái thì được bán cầu não phải chỉ huy và ngược lại. Do đó, việc thuận tay nào như thói quen viết bút, việc dùng tay nào nhiều hơn vào các hoạt động khác nhau, phản ánh rõ đặc điểm của cá nhân của mỗi người.

Ngoài ra mỗi người còn có một sự khác biệt riêng ở lòng bàn tay. Trong lòng bàn tay và da ở mặt dưới của các ngón tay là một vùng rất đặc biệt. Chúng có những dấu vân tay là một dấu ấn ADN , mỗi người đều có dấu vân tay khác nhau không ai giống ai, điều đó tạo nên sự khác biệt riêng giữa mỗi cá nhân.

Trên đầu ngón tay có móng tay. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ thường nuôi móng tay để làm đẹp. Tuy nhiên móng tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nên cần phải cắt ngắn để bàn tay sạch sẽ hơn và dễ dàng trong việc hoạt động không bị vướng bởi móng tay dài.

Bệnh thường gặp

Những điều cần lưu ý

Bàn tay là một bộ phận quan trọng trên cơ thể con người, có chức năng cầm, nắm,… trong các hoạt động của con người như vui chơi, ăn uống,… vì vậy bàn tay là nơi tiếp xúc nhiều bề mặt khác nhau nên nó là nơi chứa nhiều vi khuẩn, đặt biệt ở đầu ngón tay và kẽ móng tay. Để phòng tránh những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể con người, việc vệ sinh sạch sẽ bàn tay là một việc rất quan trọng.

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cần dùng những dung dịch sát khuẩn để rửa tay để loại bỏ được vi khuẩn có hại ra khỏi bàn tay. Cần rửa tay theo các bước rửa tay thường quy để làm sạch mọi ngóc ngách trong bàn tay, đặt biệt là móng tạy.

Cắt móng tay thường xuyên: móng tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Một số chị em phụ nữ thường nuôi móng tay dài để làm đẹp,tuy nhiên móng tay là nơi khó vệ sinh sạch và vi khuẩn thường ẩn nấp  ở các kẽ móng tay. Vì vậy cắt móng tay thường xuyên là việc làm rất quan trọng trong việc vệ sinh sạch sẽ bàn tay, ngăn ngừa vi khuẩn. 

Dưỡng ẩm và đeo găng tay trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với hóa chất và các chất bẩn. Bàn tay là một bộ phận cũng rất nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh những tình trạng xấu như bong tróc da tay,… gây tổn thương bàn tay. Việc đi găng giúp cho bàn tay tránh được sự tiếp xúc với hóa chất độc hại và môi trường bẩn chứa nhiều vi khuẩn. Đặc biệt có thể tránh những bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc trong môi trường dịch bệnh.

Xem thêm: