Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Liệt dây thần kinh số 6
Dây thần kinh số VI xuất phát từ một nhân nằm ở ranh giới giữa cầu não và hành não cùng bên, có nhiệm vụ chi phối cơ thẳng ngoài và làm mắt đưa ra ngoài. Khi bị liệt dây thần kinh số 6, người bệnh sẽ không đưa được mắt ra phía ngoài và chỉ nhìn một hoá hai (song thị) nếu bệnh nhân nhìn theo hướng ngang. Đôi khi mắt bị lác trong rõ. Lúc nghỉ, mắt bị lệch vào phía trong. Tổn thương nhân dây thần kinh VI làm mất chuyển động phối hợp của hai nhãn cầu theo chiều ngang khi bệnh nhân nhìn về bên bị tổn thương.
Nguyên nhân bệnh Liệt dây thần kinh số 6
-
Đột quỵ
-
Chấn thương
-
Bệnh do virut
-
U não
-
Viêm
-
Nhiễm trùng (như viêm màng não)
-
Đau nửa đầu
-
Áp lực tăng cao trong não
-
Hội chứng Gradenigo (chảy mủ tai, đau nhức nửa bên đầu, liệt dây thần
-
kinh số VI)
-
Đa xơ cứng
-
Mang thai
-
Phình mạch não
-
Bệnh mạch máu nhỏ, đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường (bệnh thần kinh tiểu đường)
Ngoài ra, liệt dây thần kinh số 6 có thể có thể xuất hiện khi sinh do nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em là chấn thương. Ở một số người, không có nguyên nhân rõ ràng.
Triệu chứng bệnh Liệt dây thần kinh số 6
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng liệt dây thần kinh số 6 rất đa dạng, nhưng có thể bao gồm:
-
Tầm nhìn đôi (đặc biệt khi nhìn sang một bên)
-
Nhức đầu
-
Đau quanh mắt
Dây thần kinh số 6 hay bị tổn thương nhất vì nó có đoạn nằm trên nền sọ dài nhất và nó nằm trên nền sọ cứng. Khi tổn thương gây lác trong gây nhìn đôi cùng bên (homonyme Diplopie), hình giả cùng bên liệt (ở ngoài) khi nhìn về bên tổn thương. Tổn thương dây VI ít có giá trị chẩn đoán định khu, nhất là khi nó tổn thương đơn độc. Thường gặp tổn thương dây VI trong các hội chứng sau:
-
Hội chứng Moebius: liệt bẩm sinh dây VI và dây VII ờ cả 2 bên.
-
Hội chứng Foix (hội chứng khe bướm): liệt dây VI, liệt dây III và dây IV, đau dây V nhánh 1, lồi mắt cùng bên, ứ trệ tĩnh mạch mặt (thường do u ờ khe bướm).
-
Khi tổn thương thân não gây các hội chứng Foville .
-
Hội chứng Foville cuống não: Hai mắt luôn nhìn sang bên ổ tổn thương, ta nói: bệnh nhân ngắm nhìn ổ tổn thương của mình (không liếc được sang bên đối diện).
-
Hội chứng Foville cầu não trên:Hai mắt luôn nhìn sang bên đối diện với ổ tổn thương (không liếc được về bên ổ tổn thương), ta nói: bệnh nhân ngắm nhìn nửa người bị liệt của mình.
-
Hội chứng Foville cầu não dưới: hai mắt luôn nhìn sang bên đối diện với ổ tổn thương (không liếc được về phía ổ tổn thương), bệnh nhân ngắm nhìn nửa người bên liệt,
-
Liệt mặt ngoại vi bên tổn thương. Hội chứng đỉnh ổ mắt (hội chứng Rollet): các triệu chứng như trong hội chứng khe bướm và có thêm tổn thương dây II (teo dây TK thị giác tiên phát, giảm thị lực, có thể có mù).
Đường lây truyền bệnh Liệt dây thần kinh số 6
Liệt dây thần kinh số 6 không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Liệt dây thần kinh số 6
Tình trạng viêm và vi mạch là yếu tố nguy cơ gây ra liệt dây thần kinh số 6. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm đa xơ cứng, viêm não, viêm màng não, huyết khối xoang hang, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, phình động mạch, tiểu đường, xơ cứng động mạch và chấn thương khi sinh.
Phòng ngừa bệnh Liệt dây thần kinh số 6
Vì đột quỵ là nguyên nhân phổ biến gây ra liệt dây thần kinh số 6 ở người lớn do đó người khỏe mạnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ đột quỵ. Những biện pháp bao gồm:
-
kiểm soát huyết áp
-
tăng hoạt động thể chất
-
giảm cân
-
duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Liệt dây thần kinh số 6
Tùy theo các triệu chứng tại mắt, các triệu chứng phối hợp khác và tiền sử chấn thương… để cân nhắc làm các xét nghiệm cần thiết.
-
Các khám nghiệm tại mắt như: đo thị lực, đo nhãn áp, đo thị trường, đo độ lồi của mắt.
-
Các test loại trừ nhược cơ như test nước đá, test prostigmin.
-
Siêu âm nhãn cầu và hốc mắt (nếu cần)
-
Chụp Xquang sọ não và hốc mắt, chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp mạch não để phát hiện khối u và phình mạch nếu
-
có nghi ngờ
Các xét nghiệm khác như
-
Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm
-
Số lượng tế bào máu toàn phần
-
Mức glucose
-
Huyết sắc tố glycosyl hóa (HbA1C)
-
Tốc độ máu lắng và / hoặc protein phản ứng C
-
Xét nghiệm hấp thụ kháng thể treponemal huỳnh quang, VDRL hoặc RPR
-
Lyme chuẩn
-
Xét nghiệm dung nạp glucose
-
Xét nghiệm kháng thể kháng nhân
-
Xét nghiệm yếu tố thấp khớp
-
MRI được chỉ định cho các trường hợp sau:
-
Đau liên quan hoặc bất thường thần kinh khác
-
Tiền sử ung thư
-
Phù nề
Các biện pháp điều trị bệnh Liệt dây thần kinh số 6
Để chữa liệt dây thần kinh số 6 phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị có thể cho nguyên nhân cơ bản bao gồm:
-
Kháng sinh do nhiễm vi khuẩn
-
Corticosteroid do viêm
-
Phẫu thuật hoặc hóa trị liệu do một khối u
Đôi khi, không có một điều trị trực tiếp có sẵn cho nguyên nhân cơ bản.
Thông thường, các triệu chứng liệt dây thần kinh số 6 tự cải thiện. Chứng liệt dây thần kinh số 6 sau một căn bệnh do virus thường biến mất hoàn toàn trong vòng vài tháng. Các triệu chứng sau chấn thương cũng có thể cải thiện trong vài tháng. Nhưng trong trường hợp chấn thương, các triệu chứng ít có khả năng biến mất hoàn toàn. Các triệu chứng của người bệnh có thể sẽ biến mất hoàn toàn nếu bị cô lập với chứng liệt dây thần kinh số 6.
Nếu người bệnh vẫn có triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số 6 từ 6 tháng hoặc lâu hơn, thì người bệnh có thể phải sử dụng các phương pháp điều trị tiếp theo. Một số phương pháp điều trị là:
-
Sử dụng một miếng dán đặc biệt để loại bỏ tầm nhìn đôi ở giai đoạn đầu của điều trị
-
Sử dụng kính Special prism glasses giúp căn chỉnh mắt
-
Sử dụng độc tố Botulinum để làm tê liệt tạm thời cơ ở phía bên kia của mắt và giúp căn chỉnh mắt
-
Phẫu thuật
Xem thêm:
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe tim mạch
- Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
- Khi nào cần phẫu thuật u cột sống?
- Phẫu thuật dị tật đốt sống chẻ đôi bằng đường vào phía sau
- Điều trị bệnh nhược cơ: Thông tin cần biết
- Tê bì chân tay khi ngủ, vì sao?
- Tìm hiểu về bệnh tăng trương lực cơ thần kinh (neuromyotnia), còn gọi là hội chứng Isaac
- Các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa
- Trẻ 8 tuổi thường xuyên tê chân khi ngủ có sao không?
- Đau đầu mỗi lần sốt, giật nhói và co giật cơ đùi bắp tay sát xương sườn là dấu hiệu bệnh gì?