Ý nghĩa của phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành (FFR) trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tim mạch can thiệp, khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành là một thông số được đo trong quá trình chụp động mạch vành, giúp bác sĩ trả lời câu hỏi liệu tổn thương hẹp có ảnh hưởng đến huyết động mạch vành và cần phải can thiệp tái tưới máu hay không.

1. Tổng quan về phương pháp FFR trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành

Phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành (Fractional Flow Reserve, viết tắt: FFR) là một thông số giúp đánh giá chính xác chức năng tưới máu dòng chảy của động mạch vành. FFR được định nghĩa là tỉ số giữa lưu lượng tối đa cấp máu cho cơ tim của động mạch vành bị hẹp so với lưu lượng tối đa của động mạch đó khi không tổn thương. Nó phản ánh ảnh hưởng về mặt sinh lý của chỗ hẹp đối với dòng chảy mạch vành, qua đó đánh giá mức độ nặng của tổn thương, cũng như hiệu quả của can thiệp tái tưới máu.

Từ khi ra đời đến nay, phương pháp phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành ngày càng trở thành một công cụ hữu dụng trợ giúp các bác sĩ tim mạch can thiệp. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vai trò của FFR trong chẩn đoán và định hướng điều trị bệnh mạch vành.

Phương pháp này chỉ định đối với những bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân hẹp mạch vành mức độ vừa (hẹp từ 40-70%) trên hình ảnh chụp mạch qua đường ống thông, tính cả những trường hợp tái hẹp trong stent cũ động mạch vành.
  • FFR giúp chẩn đoán nguy cơ thiếu máu cơ tim.
  • Bệnh nhân hẹp lan tỏa nhiều vị trí trên cùng một nhánh động mạch vành, nhằm xác định vị trí nào là hẹp đáng kể nhất.
  • Bệnh nhân có hẹp tại chỗ phân nhánh và cần quyết định có can thiệp vào nhánh bên không.
  • Theo dõi sau khi can thiệp nong/stent động mạch vành để đánh giá kết quả và đánh giá ảnh hưởng tới nhánh bên.

2. Ý nghĩa của FFR trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành


Ý nghĩa của FFR trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành là gì?
Ý nghĩa của FFR trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành là gì?

FFR với Hội chứng động mạch vành cấp

Theo nghiên cứu, ở nhóm bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định, FFR < 0.75 vẫn có thể được sử dụng để đưa ra các quyết định lâm sàng.

Trong pha cấp của nhồi máu cơ tim, các chiến lược điều trị nên dựa vào ECG, triệu chứng lâm sàng... FFR chỉ nên sử dụng ít nhất 6 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp.

FFR chỉ bị ảnh hưởng ở 5% bệnh nhân có rối loạn vi mạch nặng và có thể được sử dụng ở bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim. FFR và xạ hình cơ tim trong việc phát hiện vùng cơ tim thiếu máu còn khả năng hồi phục. Giá trị giới hạn dưới bằng 0,75 của FFR thể được sử dụng để phát hiện vùng cơ tim thiếu máu còn khả năng hồi phục ở thời điểm ít nhất 06 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp.

Ở bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim, FFR cũng là phương pháp tốt trong việc phân biệt những bệnh nhân dương tính hoặc âm tính với xạ hình cơ tim.

FFR trong hướng dẫn can thiệp qua da động mạch vành

Chỉ số FFR cao sau can thiệp nong động mạch vành bằng bóng liên quan tốt đến tiên lượng lâu dài của bệnh nhân.

Một nghiên cứu sơ bộ đa trung tâm cho thấy FFR là yếu tố tiên lượng độc lập mạnh đối với tiên lượng của bệnh nhân, FFR sau đặt stent càng cao, tỉ lệ biến cố tim mạch càng thấp. FFR sau đặt stent > 0,94 liên quan rất tốt với kết quả siêu âm trong lòng mạch (IVUS).

Mặc dù việc sử dụng FFR hướng dẫn đặt stent trong can thiệp động mạch vành một cách thường quy để có kết quả tối ưu vẫn còn là vấn đề còn nhiều tranh cãi, nhưng nói chung giá trị FFR sau đặt stent càng cao, tỉ lệ biến cố tim mạch càng thấp và tiên lượng bệnh nhân càng tốt hơn.

FFR với IVUS (siêu âm trong lòng mạch)

IVUS - Siêu âm trong lòng mạch và FFR có mối liên quan trong việc đánh giá chức năng của động mạch vành bị hẹp. Kết quả cho thấy kết hợp cả hai tiêu chuẩn - diện tích lòng mạch nhỏ nhất < 3,0 mm2 và diện tích hẹp > 60% - có liên hệ chặt chẽ với chỉ số FFR <0,75, với độ nhạy và độ chuyên biệt là 92% và 89%.

Trong đánh giá tổn thương trung gian giữa IVUS và FFR, đường kính lòng mạch nhỏ nhất <1,8 mm, diện tích hẹp >70%, diện tích cắt ngang lòng mạch nhỏ nhất <4,0 mm2 là những tiêu chuẩn liên quan đến FFR <0.75. Tất cả tổn thương có diện tích hẹp <70% đều có FFR >0,75. Tuy nhiên chỉ có 50% số tổn thương có diện tích hẹp >70% có FFR <0,75.

FFR trong bệnh lý hẹp thân chung động mạch vành

Ở những bệnh nhân có hẹp 40 - 60% thân chung động mạch vành trái, FFR <0,75 được sử dụng là tiêu chuẩn để tiến hành phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Nếu bệnh nhân có FFR 3 0,75 được tiếp tục điều trị nội khoa và kết quả cho thấy tỷ lệ sống còn ở hai nhóm điều trị nội khoa và phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành lần lượt là 100% và 97%.

Tỷ lệ bệnh nhân còn sống không có biến cố tim mạch ở hai nhóm là 76% và 83%. Việc sử dụng FFR như là một chỉ số đáng tin cậy trong việc lượng giá thiếu máu cục bộ cơ tim do tổn thương hẹp trung bình của thân chung động mạch vành trái và việc trì hoãn phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành ở bệnh nhân có FFR 3 0.75 là hoàn toàn an toàn.

FFR trong bệnh lý hẹp nhiều nhánh động mạch vành


Đo FFR cho tất cả các tổn thương hẹp động mạch vành
Đo FFR cho tất cả các tổn thương hẹp động mạch vành

Ở bệnh nhân có bệnh lý hẹp nhiều nhánh động mạch vành, tìm được mạch máu thủ phạm gây thiếu máu cục bộ cơ tim là rất quan trọng. FFR là chỉ số chuyên biệt và đáng tin cậy trong những trường hợp này.

Đo FFR cho tất cả các tổn thương hẹp động mạch vành trong trường hợp này giúp bác sĩ quyết định can thiệp tái tưới máu cho tổn thương nào. Bệnh nhân có các tổn thương không gây thiếu máu cục bộ cơ tim có thể tiếp tục được điều trị nội khoa.

Dựa vào tiêu chuẩn đo FFR, có thể trì hoãn nong mạch vành bằng bóng ở bệnh nhân có tổn thương hẹp mạch vành trung bình và FFR tiện lợi hơn SPECT trong việc đưa ra các quyết định lâm sàng và phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân hẹp nhiều nhánh động mạch vành.

Ở bệnh nhân hẹp nhiều nhánh động mạch vành, đo FFR một cách thường quy để chọn lựa tổn thương được can thiệp bằng stent phủ thuốc sẽ làm giảm một cách có ý nghĩa tỉ lệ các biến cố tim mạch nặng bao gồm tử vong, nhồi máu cơ tim không tử vong và tái tưới máu động mạch vành.

FFR trong các tổn thương hẹp dài và lan tỏa của động mạch vành

Các chỉ số FFR dùng để đánh giá các tổn thương hẹp dài lan tỏa của động mạch vành. Dây dẫn đo áp lực được kéo dọc lòng mạch máu, từ phía xa tổn thương đến phần gần, trong điều kiện duy trì tình trạng giãn động mạch vành tối đa. Đường biểu diễn sự thay đổi áp lực trong lòng động mạch vành được ghi nhận. Sự thay đổi về áp lực này có thể giúp phát hiện những chỗ hẹp thật sự có ý nghĩa và qua đó có thể hướng dẫn vị trí đặt stent (spot-stenting).

FFR trong tổn thương tái hẹp trong stent

Tái hẹp trong stent được định nghĩa là việc hẹp lại ít nhất 50% lòng mạch trong stent, được xác định trên phim chụp động mạch vành. Đây là một trong những vấn đề nan giải của can thiệp động mạch vành qua da, ngay cả trong stent phủ thuốc. Cho đến hiện tại, một vài giải pháp có thể được áp dụng trong thực tế lâm sàng, nhưng kết quả lâu dài đều không thật sự lý tưởng.

Do vậy, kết quả đo FFR ở bệnh nhân có tái hẹp trong stent cho thấy với tiêu chuẩn FFR 3 0.75 trên các tổn thương tái hẹp trung bình trên phim chụp động mạch vành, việc trì hoãn tái can thiệp động mạch vành là an toàn và bệnh nhân có thể được tiếp tục theo dõi nội khoa.

3. Đo phân suất dự trữ lưu lượng vành FFR ở đâu?

Ý nghĩa của phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành (FFR) trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành

Kỹ thuật đo phân suất dự trữ lưu lượng vành FFR đang được ứng dụng rất hiệu quả tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Kỹ thuật này do đội ngũ bác sĩ chuyên ngành tim mạch có trình độ chuyên môn và tay nghề cao của Vinmec Hải Phòng thực hiện, đó là:

  • Thạc sĩ. Bác sĩ Bùi Tiến Đạt: được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch và hồi sức cấp cứu tim mạch tại trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ Đạt đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu – tim mạch.

Đặc biệt ngoài đội ngũ bác sĩ tim mạch hiện có, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng còn có Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Doãn Lợi về thăm khám thường xuyên. Giáo sư đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và chữa các bệnh lý về tim mạch, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các bệnh viện lớn như: Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam và Hiện đang là cố vấn cao cấp tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe