Viêm đường tiết niệu uống thuốc bao lâu khỏi?

Viêm đường tiết niệu uống thuốc bao lâu khỏi là vấn đề mà hầu hết các bệnh nhân đặc biệt quan tâm. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, gây ra các triệu chứng khó chịu như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu dắt, rát bỏng khi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi,... Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu gây ra. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, bao gồm:

  • Các vấn đề về tình dục như quan hệ với bạn tình mới hoặc với nhiều bạn tình, tần suất quan hệ thường xuyên.
  • Bệnh tiểu đường
  • Thai kỳ
  • Escherichia coli (E. coli)
  • Vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus)
  • Sử dụng các sản phẩm gây kích ứng
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai
  • Thuốc kháng sinh
  • Đường tiết niệu tắc nghẽn
  • Tiền sử bệnh nhiễm trùng tiểu 
Việc sử dụng kháng sinh quá nhiều có thể làm giảm vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu phát triển
Việc sử dụng kháng sinh quá nhiều có thể làm giảm vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu phát triển

2. Những ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở hệ thống đường tiết niệu, có thể gặp ở mọi đối tượng và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Viêm đường tiết niệu không được điều trị có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận và tổn thương thận. Nếu tình trạng viêm kéo dài, các ống niệu đạo có thể bị tổn thương, để lại sẹo và gây hẹp niệu đạo, từ đó khiến người bệnh gặp khó khăn khi tiểu tiện.

Bên cạnh đó, các vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu còn có thể lan rộng sang các bộ phận khác như tinh hoàn, bàng quang hay ống dẫn tinh, gây viêm nhiễm ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể.

Viêm đường tiết niệu cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Đối với nam giới, các triệu chứng có thể bao gồm đau khi cương cứng và xuất tinh, thậm chí tinh dịch có thể lẫn máu. Đối với nữ giới, tình trạng này có thể gây đau khi quan hệ tình dục, làm giảm chất lượng đời sống tình dục của các cặp vợ chồng. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm là hết sức cần thiết để tránh những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

3. Viêm đường tiết niệu uống thuốc bao lâu khỏi?

Thời gian điều trị viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ bệnh, loại vi khuẩn gây bệnh… bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị riêng của mình.

3.1 Viêm đường tiết niệu nhẹ

  • Thông thường chỉ cần uống thuốc kháng sinh trong 5-7 ngày là các triệu chứng sẽ thuyên giảm và bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kéo dài thời gian điều trị lên 10-15 ngày để phòng ngừa tái phát và biến chứng sang viêm bể thận.

3.2 Viêm đường tiết niệu nặng

Trong một số trường hợp, thời gian điều trị có thể kéo dài lâu hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đừng vì cảm giác nôn nóng của bản thân mà không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều đó có thể làm chậm quá trình điều trị bệnh và dẫn đến nhiều vấn đề, biến chứng phức tạp hơn. 

Nhiều người bệnh băn khoăn viêm đường tiết niệu uống thuốc bao lâu khỏi
Nhiều người bệnh băn khoăn viêm đường tiết niệu uống thuốc bao lâu khỏi

4. Thực phẩm và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, một số biện pháp dinh dưỡng và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đường tiết niệu và kiểm soát tình trạng tái phát. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phương pháp này không dùng để thay thế thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

4.1 Thói quen ăn uống

  • Uống nhiều nước: Ưu tiên nước lọc và trà thảo mộc, hạn chế nước trái cây có đường và các loại đồ uống ngọt khác.
  • Tránh các thực phẩm gây kích ứng: Loại bỏ các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, chẳng hạn như sữa bò, lúa mì (gluten), ngô, chất bảo quản và phụ gia thực phẩm. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm dị ứng thực phẩm.
  • Ăn nhiều chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như đậu, yến mạch, củ (khoai tây, khoai lang), hạt mã đề.
  • Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Bổ sung các loại trái cây (việt quất, anh đào, cà chua) và rau củ (bí ngô, ớt chuông).
  • Bổ sung lợi khuẩn: Men vi sinh chứa Lactobacillus acidophilus tăng cường và duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và miễn dịch. 
Uống đủ nước khoảng 2 lít mỗi ngày giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu giúp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Uống đủ nước khoảng 2 lít mỗi ngày giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu giúp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

4.2 Thực phẩm chức năng

  • Vitamin tổng hợp: Cung cấp các vitamin chống oxy hóa A, C, E, nhóm vitamin B và các khoáng chất vi lượng như magie, canxi, kẽm, selen hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Vitamin C: Là chất chống oxy hóa hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
  • Omega-3: Giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể. Có thể bổ sung từ dầu cá hoặc các loại cá như cá hồi, cá bơn,... Lưu ý, dầu cá có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu.
  • Chiết xuất hạt bưởi (Citrus paradisi): Có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Tuy nhiên, cần thận trọng vì có thể tương tác với nhiều loại thuốc. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Để giảm thiểu thời gian điều trị và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sớm trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời không chỉ giúp giảm đau đớn và khó chịu cho người bệnh mà còn hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do bệnh tiến triển. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe