Viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Ngọc Minh - Giám đốc Điều hành Lab Phòng Motion Lab Vinmec Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao miền Bắc Vinmec kiêm Bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp và Y học thể thao Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bao hoạt dịch là các túi chứa đầy chất lỏng, hoạt động như một tấm đệm ở giữa các mô mềm và xương, để bảo vệ xương khỏi chấn thương không mong muốn. Tổn thương bao hoạt dịch có thể dẫn đến đau đớn, hạn chế hoạt động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bao hoạt dịch gân chân ngỗng nằm dọc theo phần bên trong của cẳng chân, nơi ba gân chân ngỗng gắn vào phía dưới đầu gối. Khi phần bao hoạt dịch này bị viêm, sẽ được gọi là viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng hoặc viêm gân.

1. Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

  • Sưng dọc theo phần trên của cẳng chân bên trong
  • Đau khi ấn vào vùng gân chân ngỗng
  • Đau khi tập thể dục, uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối, đứng lên khỏi ghế, cầu thang hoặc nằm nghiêng

2. Các yếu tố nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

  • Vận động quá sức
  • Chấn thương do va đập trực tiếp
  • Các môn thể thao liên quan đến chạy, cần các động tác xoay, chuyển hướng nhiều
  • Căng cơ gân hamstring
  • Viêm khớp gối
  • Béo phì

3. Cách phòng tránh viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

  • Khởi động kĩ càng trước khi chơi thể thao
  • Chú ý tránh các lỗi kỹ thuật khi tập luyện và chơi thể thao
  • Tăng cường các bài tập kéo giãn gân hamstring và tăng cường cơ tứ đầu đùi
  • Tránh tăng tốc đột ngột khi chạy
  • Đi giày vừa chân
  • Duy trì cân nặng hợp lý

4. Điều trị viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm đá lạnh trong 15-20 phút, 3-4 lần một ngày
  • Thuốc uống hoặc thuốc kháng viêm tại chỗ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc diclofenac
  • Tránh các hoạt động làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn (leo cầu thang, leo núi, ngồi xổm)
  • Băng chun đầu gối khi vận động
  • Kê gối giữa hai chân khi ngủ
  • Tập phục hồi chức năng để kéo giãn gân hamstring (gân chân ngỗng) và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi

Trong trường hợp các phương pháp điều trị không xâm lấn không đạt hiệu quả, có thể cân nhắc các biện pháp như:

  • Tiêm corticosteroid (tiêm steroid)
  • Phẫu thuật để loại bỏ túi hoạt dịch (trong một số trường hợp hiếm)

Bệnh nhân có thể tiếp tục tập thể dục và thể thao trong khả năng cho phép. Nên dành thời gian nghỉ ngơi nếu các triệu chứng gây đau đớn, không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn. Chú ý đừng quên băng chun đầu gối khi vận động. Với chương trình phục hồi chức năng, các triệu chứng thường hết trong vòng 6-8 tuần.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe