Ung thư phổi và tuổi tác: Mối liên hệ và những điều cần biết

Ung thư phổi và tuổi tác có mối liên hệ mật thiết, khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên. Theo thời gian, các tổn thương tế bào có xu hướng tích lũy, kết hợp với các yếu tố nguy cơ từ lối sống như hút thuốc, ô nhiễm không khí và phơi nhiễm hóa chất, đặc biệt ảnh hưởng đến người cao tuổi. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tìm hiểu về ung thư phổi

Ung thư phổi xuất phát từ các tổn thương xảy ra bên trong phổi. Có hai dạng chính của ung thư phổi:  

  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC): Chiếm khoảng 80 đến 85% tổng số trường hợp.  
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC):  Tình trạng này chia thành nhiều dạng nhỏ khác.

Theo một vài thống kê dữ liệu về ung thư phổi và tuổi tác, phần lớn người mắc ung thư phổi được chẩn đoán khi đã trên 65 tuổi, với độ tuổi trung bình là 70. Ít trường hợp bệnh nhân ở độ tuổi dưới 45.

Mặc dù ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng số ca mới đang giảm dần, một phần là do ngày càng có nhiều người cai thuốc lá.

2. Dữ liệu tỷ lệ sống sót

Dữ liệu thống kê có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi, nhưng điều này không áp dụng cho tất cả trường hợp.

Mặc dù dữ liệu thống kê thường dựa vào giai đoạn của bệnh khi đã có kết quả chẩn đoán, nhưng các nghiên cứu tập trung vào yếu tố tuổi tác và tác động của yếu tố này đến khả năng sống sót của bệnh nhân.

2.1 Số liệu thống kê trung bình

Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi và tuổi tác, kết quả cho thấy thời gian sống trung bình của bệnh nhân cao tuổi (> 60), thấp đáng kể so với những bệnh nhân trẻ tuổi (từ 37,8 - 57 tuổi). 

Kết quả nghiên cứu về ung thư phổi và tuổi tác cho thấy thời gian sống trung bình của bệnh nhân cao tuổi thấp đáng kể so với những bệnh nhân trẻ tuổi.
Kết quả nghiên cứu về ung thư phổi và tuổi tác cho thấy thời gian sống trung bình của bệnh nhân cao tuổi thấp đáng kể so với những bệnh nhân trẻ tuổi.

Tuổi tác được xem là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng sống sót của người mắc bệnh ung thư phổi.

2.2 Bảng tỷ lệ sống sót ung thư phổi và tuổi tác

Cơ quan Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã tổng hợp tỷ lệ chẩn đoán ung thư phổi theo các nhóm tuổi.

Số ca mắc bệnh trên mỗi 100.000 người như sau: 

Tuổi tác Số ca mắc bệnh trên mỗi 100.000 người 
Từ 15 - 19 tuổi 0.1 
Từ 20 - 24 tuổi 0.3 
Từ 25 - 29 tuổi 0.5 
Từ 30 - 34 tuổi 1.0 
Từ 35 - 39 tuổi 2.5 
Từ 40 - 44 tuổi 5.5 
Từ 45 - 49 tuổi 14.2 
Từ 50 - 54 tuổi 33.2 
Từ 55 - 59 tuổi 79.9 
Từ 60 - 64 tuổi 140.5 
Từ 65 - 69 tuổi 198.4 
Từ 70 - 74 tuổi 262.8 
Từ 75 - 79 tuổi 334.7 
Từ 80 - 84 tuổi 332.6 
85 tuổi trở lên 224.1 

Nhóm tuổi mắc ung thư phổi cao nhất là nhóm từ 75 đến 79 tuổi, tiếp theo là nhóm từ 80 đến 84 tuổi.

2.3 Thống kê yếu tố rủi ro giữa ung thư phổi và tuổi tác

Nhìn chung, tỷ lệ xuất hiện ung thư phổi trong suốt cuộc đời của 1 người nam là 1/15, còn với nữ là 1/17, bao gồm cả người hút thuốc và người không hút thuốc. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối với người hút thuốc và thấp hơn đối với người không hút thuốc.  

Nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối với người hút thuốc và thấp hơn đối với người không hút thuốc.
Nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối với người hút thuốc và thấp hơn đối với người không hút thuốc.

Những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc ở nhà hoặc nơi làm việc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn từ 20 đến 30%.

Cũng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các chủng tộc như sau:

  • Tỷ lệ nam da đen có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn khoảng 15% so với nam da trắng.
  • Tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ da đen thấp hơn khoảng 14% so với phụ nữ da trắng.
  • Mặc dù nam da đen có nguy cơ cao mắc ung thư phổi hơn nhưng lại ít mắc ung thư phổi tế bào nhỏ hơn so với nam da trắng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán

Ngoài mới liên hệ giữa ung thư phổi và tuổi tác, còn có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. Một người càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì càng có khả năng mắc bệnh.  

Nếu có triệu chứng ung thư phổi nhưng không thăm khám sớm, đợi đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, họ có khả năng mắc bệnh ở giai đoạn muộn, khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn.

Các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư phổi có thể bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất và dẫn tới từ 80 đến 90% số ca tử vong do ung thư phổi.
  • Tiếp xúc thụ động với khói thuốc.
  • Phơi nhiễm radon.
  • Tiếp xúc với amiăng, asen và khí thải diesel.
  • Từng xạ trị vùng ngực.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư phổi.
  • Người cao tuổi.

4. Triệu chứng bệnh

Thường thì, ung thư phổi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh phát triển và lan rộng. Tuy nhiên, một số người mắc ung thư phổi giai đoạn đầu có thể nhận biết những dấu hiệu sớm.  

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi bao gồm:

  • Tình trạng ho kéo dài hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ho có đờm hoặc ho ra máu.
  • Sau khi hít thở sâu, cười hoặc ho thì đau ngực hơn.
  • Khàn họng.
  • Cảm giác mệt mỏi và vô lực.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Sụt cân và biếng ăn.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp
Dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi là tình trạng ho kéo dài.
Dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi là tình trạng ho kéo dài.

Khi ung thư lan rộng, các dấu hiệu khác có thể xuất hiện tùy thuộc vào vị trí mà tế bào ung thư đã lan ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe