Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi là bao nhiêu?

Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng điều trị phù hợp. Dù là căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trong các bệnh ung thư, việc điều trị đúng cách và áp dụng các biện pháp khác có thể làm tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh lên rất nhiều.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan về ung thư phổi  

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến các bệnh ung thư. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của ung thư phổi tiếp tục tăng trong vài năm qua, trong khi số lượng bệnh nhân mới lại giảm đi đáng kể. 

Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư có tỉ lệ gây tử vong cao hàng đầu trong danh sách bệnh.
Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư có tỉ lệ gây tử vong cao hàng đầu trong danh sách bệnh.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của người bệnh, bao gồm:

  • Sức khỏe tổng thể.
  • Loại và giai đoạn của bệnh.
  • Kế hoạch điều trị.

Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót chỉ là ước tính và không phản ánh chính xác triển vọng của người bệnh. Mỗi người bệnh sẽ phản ứng với căn bệnh này khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau.

2. Các loại ung thư phổi hay gặp

Có hai loại ung thư phổi thường gặp, bao gồm:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), chiếm tỷ lệ 80–85% trong chẩn đoán ung thư phổi và thường phát triển chậm hơn.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) có tỉ lệ xuất hiện khoảng 10–15% đối với người bị ung thư phổi. Tình trạng này  phát triển nhanh hơn và thường nguy hiểm hơn NSCLC. Đôi khi được gọi là “ung thư tế bào yến mạch” vì hình dạng tế bào của nó khi nhìn dưới kính hiển vi.

Ung thư phổi có thể được chia thành ba giai đoạn tiến triển:

  • Giai đoạn giới hạn: Ung thư chỉ ở một bên phổi.
  • Giai đoạn mở rộng: Ung thư đã lan từ phổi đến các hạch hoặc mô bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn lan tràn: Ung thư đã lan ra ngoài một phổi đến phổi còn lại hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể. Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi trong giai đoạn này là tương đối thấp.

3. Sự khác biệt giữa nam và nữ khi mắc ung thư

Có nhiều phụ nữ mắc ung thư phổi hơn nam giới nhưng nam giới lại có tỷ lệ tử vong cao hơn. 

Mặc dù nữ giới bị ung thư phổi nhiều hơn nhưng nam giới lại có tỉ lệ tử vong cao hơn.
Mặc dù nữ giới bị ung thư phổi nhiều hơn nhưng nam giới lại có tỉ lệ tử vong cao hơn.

Độ tuổi trung bình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi là 70 tuổi và rất ít người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư phổi có độ tuổi dưới 45.

Tuy nhiên, nam giới là người da màu có tỉ lệ mắc ung thư phổi cao hơn 12% so với nam giới là người da trắng. Lý do đằng sau việc này khá phức tạp và nó không liên quan tới tỉ lệ người hút thuốc.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng, bao gồm:

  • Di truyền.
  • Môi trường.
  • Sự chênh lệch về sức khỏe, ví dụ như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Ung thư tái phát xảy ra khi ung thư quay trở lại sau khi điều trị hoặc không có dấu hiệu ung thư trong một thời gian. Bên cạnh đó, các chuyên gia phát hiện rằng tỷ lệ sống sót của ung thư phổi còn phụ thuộc vào loại ung thư mà người bệnh mắc phải.

Trong một nghiên cứu năm 2019, người ta phát hiện rằng 30% số người mắc bệnh ung thư phổi có nguy cơ tái phát sau một khoảng thời gian. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, tỷ lệ tái phát dao động từ 30% đến 77%, với 2–5% số người khác phát triển khối u thứ hai.

Đối với NSCLC, 30–55% người bị ung thư phổi có thể tái phát trong vòng 5 năm sau phẫu thuật. Phần lớn những người phát triển SCLC sẽ tái phát ung thư. Triển vọng của SCLC tái phát ít thuận lợi hơn, với thời gian sống sót ước tính trung bình là 5 tháng khi điều trị bằng hóa trị. 

Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại ung thư mắc phải hay tình trạng sức khoẻ người bệnh.
Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại ung thư mắc phải hay tình trạng sức khoẻ người bệnh.

Do nguy cơ tái phát, điều cực kỳ quan trọng là người bệnh phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ung thư và báo cáo ngay bất kỳ triệu chứng mới nào.

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng những tiến bộ trong điều trị đang được thực hiện hàng ngày. Tỷ lệ sống sót thậm chí còn tăng lên qua thời gian.  

Tỷ lệ sống sót có thể cung cấp cho người bệnh một cái nhìn sơ bộ về những gì có thể xảy ra. Tuy nhiên, một số yếu tố như tuổi tác và loại ung thư phổi mắc phải có thể ảnh hưởng đến triển vọng của người bệnh. Vì thế, hãy thảo luận với bác sĩ về cách tiến hành điều trị và để có được cái nhìn chính xác nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe