Tuổi tác ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật thực quản dạ dày như thế nào?

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tuổi tác có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật thực quản dạ dày, mặc dù ý nghĩa đầy đủ vẫn chưa được xác định. Trong thời kỳ đầu đời, hệ vi sinh ruột kết của con người rất khác nhau. Phân tích thành phần vi sinh vật đại tràng ở bệnh nhân từ trẻ sơ sinh đến 80 tuổi và trên ba vị trí địa lý khác nhau (Hoa Kỳ, Venezuela và Malawi) đã phát hiện ra rằng, thành phần phát sinh loài dao động đáng kể trong 3 năm đầu đời.

1. Tổng quan về hệ vi sinh vật trong dạ dày thực quản

Hệ vi sinh vật trong dạ dày thực quản được tạo hình bởi khoang miệng, hầu họng và dạ dày do sự di chuyển của vi khuẩn đường miệng đến thực quản và sự trào ngược của hệ vi sinh vật trong dạ dày. Có thể nhận biết được điều này thay đổi đáng kể ở mỗi người, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Ngoài vị trí giải phẫu, các yếu tố đã được ghi nhận làm thay đổi thành phần hệ vi sinh vật thực quản dạ dày bao gồm tuổi tác, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI), vệ sinh răng miệng và hút thuốc. Nghiên cứu về các yếu tố này đã cung cấp một khuôn khổ để hiểu về hệ vi sinh vật đường ruột trong dạ dày thực quản.

2. Toàn bộ đường tiêu hóa như một hệ thống liên tục

Trái ngược với triết lý cho rằng, ruột kết là một hệ vi sinh vật rời rạc, đứng riêng lẻ, chúng ta xem toàn bộ đường tiêu hóa như một hệ thống liền kề được ngăn cách bởi các “cửa” do áp suất chọn lọc điều khiển bởi những yếu tố liên quan đến chức năng (pH, độ thẩm thấu , protease, hệ thực vật bản địa, v.v. ). Đó là một loạt các “vùng lân cận” rời rạc, được kết nối bằng một ống.

Trước khi cai sữa, quá trình phát triển của trẻ sơ sinh phụ thuộc với những gì thì cuối cùng sẽ trở thành hệ vi sinh vật trưởng thành, điều này diễn ra cho đến khi trẻ khoảng ba tuổi. Sau đó, loại bỏ sự xáo trộn không tự nhiên, các khu vực lân cận đường tiêu hóa được thiết lập, ổn định và ở trạng thái cân bằng với vật chủ. Thật không may, con người là những người tiên phong cho điều phi tự nhiên, một số hành vi hay nhiều hành vi ngày nay được coi là thiết yếu đã phá hoại sự cân bằng một cách có hệ thống. Có thể nhận biết được thông qua những thay đổi tuần tự liên quan đến tuổi tác, tiếp xúc với thuốc, chế độ ăn uống, vệ sinh, hiệu quả giấc ngủ và tiếp xúc với môi trường.


Hút thuốc sẽ làm thay đổi thành phần hệ vi sinh vật thực quản dạ dày
Hút thuốc sẽ làm thay đổi thành phần hệ vi sinh vật thực quản dạ dày

3. Tuổi tác ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật thực quản dạ dày như thế nào?

Tuổi tác có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật thực quản dạ dày, mặc dù ý nghĩa đầy đủ vẫn chưa được xác định. Trong thời kỳ đầu đời, hệ vi sinh đường ruột (ruột kết) của con người rất khác nhau. Phân tích thành phần vi sinh vật của hệ vi sinh vật đại tràng ở bệnh nhân từ trẻ sơ sinh đến 80 tuổi và trên ba vị trí địa lý khác nhau (Hoa Kỳ, Venezuela và Malawi) đã phát hiện ra rằng, thành phần phát sinh loài dao động đáng kể trong 3 năm đầu đời.

Có thể hiểu, một sự thay đổi vi sinh vật tương tự tồn tại đối với thực quản do các yếu tố môi trường giống nhau trong giai đoạn đầu đời, dựa trên phương thức sinh (sinh ngả âm đạo hoặc mổ lấy thai), kiểu ăn kiêng (bú sữa mẹ hoặc sữa công thức), cũng như thời điểm giới thiệu thức ăn cho người lớn.

4. Tuổi tác là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thành phần vi sinh vật

Với sự già đi, con người dường như có một sự thay đổi ít hơn, nhưng vẫn đáng chú ý trong hệ vi sinh vật thực quản dạ dày. Đánh giá vi sinh vật thực quản của người lớn từ 30 - 60 tuổi, sử dụng giải trình tự 16S rRNA-, 18S rRNA-amplicon và giải trình tự súng ngắn, đã phát hiện ra tuổi tác là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thành phần hệ vi sinh vật đường ruột.

Đáng chú ý, họ chỉ ra mối tương quan thuận với tuổi tác và sự phong phú tương đối của các vi khuẩn, như một số vi khuẩn Streptococcus spp., bao gồm cả Streptococcus parasanguinis với độ tuổi ngày càng tăng.

5. Sự gia tăng tuổi có tương quan nghịch với tỷ lệ lưu hành của một số chủng vi khuẩn

Sự gia tăng tuổi có tương quan nghịch với tỷ lệ lưu hành của Bacteroidetes, bao gồm cả Prevotella melaninogenica. Để đặt điều này tốt hơn trong bối cảnh hiểu biết hiện tại của chúng ta về hệ vi sinh vật dạ dày thực quản và các cụm cộng đồng đã được chứng minh trước đây (Streptococcus chiếm ưu thế, Prevotella chiếm ưu thế và ưu thế trung gian), nghiên cứu này cho thấy rằng bất kể trạng thái bệnh tật, với tuổi tác tăng lên, có nhiều thành phần vi sinh vật mạnh mẽ và số lượng loài vi khuẩn gram dương (Streptococcus parasanguinis) cao hơn, gram âm (Prevotella melaninogenica) thấp hơn. Do đó, tuổi tác có thể góp phần vào các loại cộng đồng vi sinh vật thực quản khác nhau.

Mặc dù vậy, sự gia tăng vi khuẩn gram âm có liên quan đến sự tiến triển của bệnh thực quản ở mọi lứa tuổi. Có thể tuổi tác ảnh hưởng và dự đoán một hệ vi sinh vật 'cơ bản' bị thay đổi từng bước do mất cân bằng hệ vi sinh vật.


Vi khuẩn gram dương cao hơn và gram âm thấp hơn do sự gia tăng tuổi tác góp phần vào các loại cộng đồng vi sinh vật thực quản khác nhau
Vi khuẩn gram dương cao hơn và gram âm thấp hơn do sự gia tăng tuổi tác góp phần vào các loại cộng đồng vi sinh vật thực quản khác nhau

6. Thay đổi cơ học và chức năng của thực quản có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật

Đáng chú ý, có một tác động thoái hóa của quá trình lão hóa đối với chức năng vận động của thực quản, nó đóng một vai trò trong sự khác biệt trong hệ vi sinh vật hệ vi sinh vật dạ dày thực quản của dân số cao tuổi, khi chức năng thực quản suy giảm tự nhiên sau tuổi 40. Sự hiện diện của viêm thực quản trào ngược có tác động đáng kể đến biên độ sóng co thắt thực quản, nhưng không ảnh hưởng đến nhu động. Theo đó, những thay đổi cơ học và chức năng của thực quản sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật như một hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình lão hóa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

D'Souza SM, Houston K, Keenan L, Yoo BS, Parekh PJ, Johnson DA. Role of microbial dysbiosis in the pathogenesis of esophageal mucosal disease: A paradigm shift from acid to bacteria? World J Gastroenterol 2021; 27(18): 2054-2072 [DOI: 10.3748/wjg.v27.i18.2054]

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe