Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Nếu không được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh sẽ mất đi khả năng vận động, di chuyển, thậm chí là bại liệt. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này nhé.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Bệnh viêm khớp thấp huyết thanh dương tính là gì?
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là hậu quả do sự tấn công của các kháng thể có yếu tố thấp thâm nhập vào cơ thể, dẫn đến tình trạng tổn thương ở các mô khớp. Đây là một dạng phức tạp trong nhóm bệnh viêm khớp dạng thấp.
Theo thời gian, những tổn thương ở sụn khớp và màng dịch khớp sẽ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn, dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội gây khó chịu cho người bệnh trong nhiều ngày.
Để xác định mức độ phát triển, đau đớn cũng như thời gian mắc bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện xét nghiệm máu. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ và phương pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có kết quả xét nghiệm máu âm tính với kháng thể gây bệnh thì gọi là viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.
2. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là một trong những dạng viêm khớp vô cùng nguy hiểm. Do đó, người bệnh có khả năng xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như:
- Viêm khớp ảnh hưởng đến nhiều khớp và vị trí trên cơ thể cùng lúc. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở các cục u trên khớp xương.
- Các cơn đau thường xuyên xuất hiện và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vị trí đau nhức thường tập trung ở các khớp như cổ tay, bàn tay, đầu gối, ngón chân…Ngoài ra, cơn đau âm ỉ và dai dẳng còn xuất hiện ở thái dương, đốt sống cổ, khớp vai, khớp khuỷu tay và khớp háng.
- Giấc ngủ bị ảnh hưởng do các cơn đau sẽ xảy ra nhiều và nặng nề hơn vào thời gian nửa đêm về sáng.
- Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính gây đau nhức đối xứng hai bên cơ thể, từ đó làm hạn chế khả năng di chuyển và vận động của người bệnh
- Khi mới ngủ dậy, người bệnh thường gặp tình trạng cứng khớp kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ và có khả năng xảy ra liên tục trong 6 tuần hoặc lâu hơn.
- Trong thời gian đầu, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng sốt nhẹ, da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sụt cân, mất ngủ...Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan đến tim mạch, xương, phổi cũng có thể xảy ra.
Lưu ý: Khả năng di chuyển, vận động của người bệnh có thể bị mất, thậm chí bại liệt nếu bệnh không được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị phù hợp.
3. Phương pháp chẩn đoán RA huyết thanh dương tính
Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp huyết thanh, bác sĩ sẽ tiến hành một số bước sau:
- Khám sức khỏe
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang
- MRI
4. Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính
Người mắc viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính cần có những phương pháp kiểm soát cũng như điều trị bệnh suốt đời vì đây là một bệnh lý mãn tính.
Hiện nay, các biến chứng do bệnh gây ra có thể được ngăn ngừa nhờ một số phương pháp kiểm soát, điều trị bệnh bao gồm:
4.1 Điều trị bằng Tây y
Sau khi tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc đặc trị để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
Phương pháp điều trị tây y chỉ phù hợp cho những người bệnh có sức khỏe tổng thể tốt và không có vấn đề về dạ dày. Lý do là vì một số loại thuốc tây y, đặc biệt khi sử dụng lâu dài hoặc liều cao sẽ gây tổn thương dạ dày do lượng tá dược có trong thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhằm hạn chế các rủi ro có thể xuất hiện. Để kiểm soát tình trạng viêm khớp và giảm đau, một số loại thuốc khả năng được sử dụng bao gồm:
- Các loại thuốc giảm đau: Để giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh, các loại thuốc giảm đau sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác như paracetamol hoặc codein.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid nhằm giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm khớp.
- Các loại thuốc chống thấp khớp: Một số loại thuốc như Hydroxychloroquine, Ethotrexate và Leflunomide thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh nhằm ngăn ngừa tổn thương ở các khớp, ngăn cản bệnh phát triển.
4.2 Điều trị bằng Đông y
Điều trị đông y là phương pháp an toàn và thích hợp với những người bệnh có sức đề kháng kém, lớn tuổi…không thể điều trị bằng tây y. Các bài thuốc đông y thường ít gây tác dụng phụ nhờ sự kết hợp của các vị thuốc có trong tự nhiên.
Dưới đây là 2 bài thuốc người bệnh có thể sử dụng:
- Bài thuốc từ cỏ trinh nữ: Bài thuốc này sử dụng nguyên liệu chính là rễ của bốn loại cây: trinh nữ, cúc tần, bưởi và đinh lăng. Tỷ lệ cho mỗi loại thảo mộc là 20gr cho rễ trinh nữ, rễ cúc tần và rễ bưởi và 10gr cho rễ đinh lăng. Sau khi sơ chế bằng cách rửa sạch và thái nhỏ, tất cả nguyên liệu được đem sắc lấy nước để uống. Liều lượng khuyến nghị là 2 lần mỗi ngày, đều đặn trong 30 ngày liên tục.
- Bài thuốc từ mật ong và bột quế: Bài thuốc này sử dụng 5gr bột quế, 10ml mật ong nguyên chất và 25ml nước nóng hòa tan với nhau. Trước khi đi ngủ vào buổi tối và sau khi dậy vào buổi sáng, người bệnh cần uống hỗn hợp này khi còn ấm 2 lần/ ngày.
Ngoài ra, một số biện pháp dưới đây còn giúp người bệnh kiểm soát bệnh như:
- Xoa bóp và bấm huyệt.
- Giác hơi.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý.
- Thực hiện bài tập ưỡn người, giơ chân.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM: