Mọc răng là giai đoạn những chiếc răng đầu tiên được nhú lên khỏi lợi của trẻ. Mọc răng có thể tạo cảm giác khó chịu cho bé và việc chăm sóc của cha mẹ cũng vất vả hơn. Bạn cần chú ý đến bé hơn ở giai đoạn này và có thể giúp bé giảm đau trong quá trình mọc răng của bé.
1. Quá trình mọc răng của trẻ
Quá trình mọc răng của trẻ có thể bắt đầu từ khi bé được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, thông thường những chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện thường từ 4 đến 7 tháng tuổi. Ngoài ra, có một số trường hợp khá hiếm là trẻ vừa mới chào đời đã có 1 hoặc 2 răng cửa hoặc sẽ mọc răng sau 1 vài tuần chào đời. Những trường hợp này nếu răng gây cản trở việc cho bú hoặc răng lung lay khiến trẻ nuốt phải khi bú thì mới đáng lo còn nếu không thì bạn không cần quá lo lắng.
1.1. Tuần tự mọc răng của trẻ
2 chiếc răng cửa dưới hay còn gọi là răng cửa giữa, là hai chiếc răng sẽ được mọc đầu tiên khỏi lợi. Sau đó khoảng 4 đến 8 tuần, sẽ mọc thêm 4 chiếc răng cửa trên nữa (răng cửa giữa). Khoảng 1 tháng sau, những chiếc răng bên cạnh răng cửa giữa ở hàm dưới cũng mọc lên. Tiếp theo, sẽ là những chiếc răng hàm hay còn gọi là răng cối sữa nhú lên và cuối cùng là răng nanh - răng nhọn ở hàm trên.
Hầu hết trẻ đều có đủ 20 răng sữa trước năm 3 tuổi. Nhưng vẫn có trường hợp bé mọc răng chậm hơn thế. Nếu trẻ gặp phải tình trạng mọc răng chậm, hãy trao đổi với bác sĩ ngay nhé.
Khi quá trình trẻ mọc răng hay khi mọc răng hàm, trẻ có thể chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và có xu hướng muốn nhai các đồ vật. Có trường hợp trẻ mọc răng sẽ gây đau, bứt rứt khó chịu trong nhiều tuần, nhưng cũng có trường hợp trẻ mọc răng không hề đau hay sốt, chỉ có những biểu hiện bỏ ăn hoặc chán ăn trong thời gian ngắn.
Nhiều cha mẹ có băn khoăn rằng trẻ mọc răng hàm có sốt cao không? Tuy nhiên, câu trả lời là không. Mọc răng thường sẽ khiến thân nhiệt của trẻ cao hơn với mức bình thường một chút, nhưng cũng không gây ra sốt. Nếu trẻ có những biểu hiện như sốt, tiêu chảy, mất ngủ, bỏ bữa kéo dài. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để tìm một nguyên nhân khác.
1.2. Nguyên nhân gây đau do mọc răng
Răng của trẻ bắt đầu hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi ấy, mầm răng đã được hình thành trong lợi. Khi phát triển, răng sẽ xuyên qua lợi gây đau và sưng lợi. Lúc này, trẻ sẽ rất thích gặm hoặc cắn liên tục để xoa dịu cơn đau nhưng lại thấy khó chịu khi bú bình hoặc bú mẹ.
2. Cách giảm đau răng khi mọc răng ở trẻ
Nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ mọc răng có đau không? Và tìm đủ mọi giải pháp để có thể giúp trẻ bớt đau nhức, quấy khóc khi mọc răng từ mẹ dân gian đến khoa học. Mỗi trẻ sẽ có một biểu hiện khác nhau khi mọc răng nên cũng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà và phương pháp không cần kê đơn mà bạn có thể áp dụng cho trẻ.
2.1. Chườm lạnh cho trẻ
Bạn có thể chuẩn bị một tách trà hoa cúc (loại trà này đã được chứng minh là có tác dụng khiến trẻ giảm quấy khóc và ngủ ngon hơn). Sau đó ngâm khăn ướt và cho vào túi ni lông sạch, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn lấy khăn ra khỏi túi, trẻ sẽ thích thú khi nhai nó. Bởi vì, vải mát xa các nếp gấp trong nướu của trẻ trong khi cái lạnh làm tê liệt cơn đau.
Bạn hãy thử cho núm vú giả cho vào ngăn mát tủ lạnh được làm lạnh. Cách này cũng sẽ làm giảm cơn đau khi mọc răng ở trẻ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tuyệt đối không bỏ núm vú vào ngăn đá vì điều này có thể làm hỏng nướu của trẻ.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng: dụng cụ ngậm ti giả loại có tay cầm bằng nhựa, vòng mọc răng bằng cao su,... được làm lạnh cho bé gặm, chắc chắn sẽ là một giải pháp thay thế tốt. Tuy nhiên, dù bạn có chọn loại nào để giảm thiểu cảm giác đau cho trẻ, cũng cần để ý đến trẻ đảm bảo trẻ không bị nghẹn khi gặm.
Nếu như trẻ đã bắt đầu tập ăn dặm, bọn có thể cho trẻ ăn các loại trái cây được ướp lạnh (không đông lạnh) cũng giúp trẻ giảm thiểu được cơn đau nhức khi mọc răng.
2.2. Sử dụng thuốc giảm đau
Khi bạn sử dụng mọi biện pháp để giảm thiểu cơn đau khi trẻ mọc răng hàm nhưng không đem lại hiệu quả giảm đau cho trẻ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thử thuốc thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen. (Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc chưa hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Hỏi ý kiến bác sĩ cho trẻ dưới 2 tuổi dùng Acetaminophen)
Đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, sử dụng Ibuprofen là một lựa chọn để giảm viêm nướu răng khi trẻ mọc răng. Nhưng lưu ý: khi con bạn đang bỏ bữa thì thuốc có thể gây kích ứng dạ dày sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Ngoài ra, có một số bí quyết bạn nên nhớ khi trẻ mọc răng:
- Thường xuyên lau mặt cho trẻ bằng khăn để lau rãi và ngăn ngừa phát ban cho trẻ.
- Vệ sinh ngón tay sạch và chà nướu cho trẻ.
- Cho trẻ thứ gì đó để nhai, nhưng đảm bảo rằng nó đủ lớn, không dễ vỡ để trẻ không nuốt vào hay bị nghẹn.
- Hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành 6 - 8 bữa thay vì 3 - 4 bữa như bình thường.
- Trong thời gian trẻ mọc răng hãy hầm nhừ thức ăn hoặc nhuyễn mềm với những trẻ chưa tập ăn thô. Ưu tiên thức ăn dạng cháo loãng, súp để hạn chế trẻ phải nhai gây đau. Hoa quả nên ép lấy nước cho trẻ uống và đồ uống hơi mát sẽ làm nướu của trẻ bớt sưng hơn.
- Mọc răng thường không sốt, nhưng nếu như trẻ sốt từ 38 đến 38.5 độ C. Bạn hạn chế dùng thuốc hạ sốt, mà hãy thực hiện chườm mát cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm lau vùng bẹn, nách, đầu và lưng giúp thân nhiệt của trẻ trở về bình thường. Nếu bạn dùng thuốc hạ sốt, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng, tuyệt đối không tự ý kê đơn.
- Với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú nhiều hơn. Nếu trẻ không bú, bạn hãy vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
2.3. Lưu ý khi dùng gel bôi lợi cho trẻ khi mọc răng
Tất cả dòng Gel bôi lợi khi trẻ mọc răng hàm hoặc mọc răng thường chứa chất gây tê và chất khử trùng. Hai chất này hoạt động cùng nhau giúp giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Sử dụng 1 lượng nhỏ gel chà vào vùng lợi bị sưng đau sẽ có tác dụng làm tê tạm thời giúp giảm đau nhức. Tuy nhiên, bạn không được dùng gel vượt quá 6 lần trong ngày.
Nếu trẻ đang bú mẹ, tránh bôi gel cho trẻ trước mỗi cữ bú. Bởi vì, khi lợi bị làm tê sẽ khiến trẻ khó khăn khi mút sữa mẹ. Gel từ trong miệng trẻ có thể làm tê quầng vú mẹ, gây khó khăn cho mẹ khi cho trẻ bú.
3. Cách chăm sóc trẻ mọc răng không đau
Trẻ mọc răng hàm có đau không? Câu trả lời là tùy vào thể trạng của mỗi trẻ mà cơn đau nhức có thể nhiều hoặc ít, dài ngày hoặc ngắn ngày. Ngoài các cách giảm thiểu cơn đau nhức khi trẻ mọc răng không đau như bên trên đưa ra. Bạn có thể chú ý chăm sóc trẻ một cách khoa học, khỏe mạnh, để trẻ mọc răng có thể không bị đau.
2.1. Sát sao trong suốt thời gian trẻ mọc răng
Trong thời kỳ trẻ mọc răng thường bắt đầu từ 6 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ có thể mọc sớm hơn hoặc muộn hơn. Do đó, bạn cần theo dõi quá trình và thời gian mọc răng của trẻ. Để có cách xử lý kịp thời và áp dụng đúng thời điểm các mẹo giúp trẻ mọc răng không đau.
2.2 Vệ sinh răng sạch sẽ cho trẻ
Việc chăm sóc và làm sạch răng cho trẻ là điều quan trọng đối với sức khỏe răng miệng sau này. Một điều chắc hẳn rằng bộ răng sữa đầu tiên sẽ rụng. Sâu răng sẽ làm cho răng sữa rụng nhanh hơn và tạo những khoảng trống trước khi mọc tiếp răng vĩnh viễn. Những chiếc răng sữa còn lại có thể chen lấn nhau để lấp đầy khoảng trống. Điều này ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn có thể sẽ bị mọc lệch hoặc mọc không được thẳng.
Hãy tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, ngay cả khi những chiếc răng đầu tiên chưa mọc. Bạn có thể lau sạch nướu cho trẻ bằng gạc ướt hoặc khăn mềm ướt. Trên thị trường cũng cho ra rất nhiều sản phẩm làm sạch nướu cho trẻ, bạn có thể sử dụng bàn chải silicon mềm dùng cho trẻ sơ sinh nhưng lưu ý không dùng kem đánh răng.
Khi trẻ đã đã mọc nhưng chiếc răng đầu tiên, bạn có thể dùng nước và một lượng thật nhỏ kem đánh răng có chứa Flour để chải răng. Khi trẻ mọc răng hàm có thể cho trẻ sử dụng nhiều kem đánh răng hơn một chút. Hãy chọn các sản phẩm kem đánh răng có chứa Flour. Nên nhớ chỉ sử dụng một lượng bằng hạt đậu cho trẻ chải răng. Hướng dẫn cho trẻ cách đánh răng xong súc miệng sạch sẽ, đừng để trẻ nuốt kem đánh răng.
Khi răng của trẻ đã mọc đủ, bạn có thể làm cho trẻ có hứng thú đánh răng bằng cách làm mẫu và cho trẻ xem. Cố gắng hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất ngày hai lần sau bữa ăn. Có thể tập cho trẻ dùng chỉ nha khoa từ sớm khi hai chiếc răng bắt đầu chạm nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ nha khoa bạn nên trao đổi với bác sĩ nha khoa để được tư vấn kỹ hơn.
Mẹo nhỏ khi trẻ mọc răng hàm không đau và ngăn ngừa sâu răng: Đừng để cho trẻ ngậm bình khi ngủ. Sữa hoặc nước trái cây có thể đọng lại trong khoang miệng của trẻ. Gây sâu răng và mảng bám.
Bài viết trên đây có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi trẻ mọc răng hàm có đau không? Nếu những phương pháp giúp trẻ giảm đau nhức khi mọc răng không làm cho tình trạng của trẻ thuyên giảm và có chuyển biến bất thường. Bạn hãy đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị cho trẻ tốt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.