Trẻ đi nhón chân có cần can thiệp?

Thông thường nếu trẻ dưới 2 tuổi có dấu hiệu đi nhón chân mà gót chân không chạm đất thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuổi trở đi, vẫn có tình trạng trẻ đi nhón gót không chỉ thể hiện ở lúc trẻ đi lại, mà còn xuất hiện trong những sinh hoạt hàng ngày thì có thể trẻ đang mặc bệnh lý gì đó.

1. Trẻ đi nhón gót có phải bệnh lý nguy hiểm?

Trẻ đi nhón chân hay còn được gọi là trẻ đi nhón gót là hiện tượng trẻ đi bằng đầu ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân khi di chuyển xung quanh căn phòng và giữ thăng bằng bằng cách giữ tay vào các đồ vật.

Theo nghiên cứu, nếu xuất hiện tình trạng trẻ đi nhón gót đang ở độ dưới 2 tuổi thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm.

Sau 2 tuổi trở đi trẻ đi nhón chân thường là do thói quen. Nếu cha mẹ thấy trẻ vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường, thì chứng đi nhón chân ở trẻ không phải là vấn đề đáng lo ngại.


Trẻ đi nhón chân báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm
Trẻ đi nhón chân báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm

2. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Khi trẻ lớn tuổi hơn vẫn đi nhón gót không chỉ thể hiện ở lúc đi lại, mà còn xuất hiện thường xuyên trong những sinh hoạt hàng ngày của trẻ thì có thể do lúc này, các gân cơ ở bắp chân (cẳng chân) của trẻ đã bắt đầu bị co rút và ngắn hơn bình thường.

Kiểm tra tổng quan, nếu trẻ vừa đi nhón chân kèm với cơ bắp chân thấy căng, gân Achilles ở mắt cá chân cứng hoặc thiếu sự phối hợp cơ bắp, lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ, điều trị.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

3. Nguyên nhân trẻ đi nhón gót

Ở những trẻ bị chứng đi nhón gót, gân gót và cơ ở cẳng chân trên bị ngắn lại, khiến cho gót chân bị nhón lên mà không thể quay về vị trí cũ, nên trẻ không thể đặt gót chân xuống nền nhà được.

Tuy nhiên xét về mặt tâm thần kinh, trong số các bệnh nhi, chứng đi nhón gót có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, có thể như:

  • Bại não: Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể do bệnh bại não gây ra – đây là một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế gây ra bởi chấn thương hoặc sự phát triển không bình thường trong các phần chưa trưởng thành của não, kiểm soát chức năng cơ bắp.
  • Loạn dưỡng cơ: Chứng đi nhón chân ở trẻ đôi khi xảy ra khi trẻ mắc bệnh teo cơ. Đây là một căn bệnh di truyền trong đó các sợi cơ rất dễ bị tổn thương và suy yếu theo thời gian. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh vì nguyên nhân này nếu ban đầu trẻ vẫn đi bình thường, sau 1 thời gian bắt đầu có dấu hiệu trẻ đi nhón chân.
  • Trẻ bị tự kỷ: Một phức hợp các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người khác.

Loạn dưỡng cơ có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi nhón gót
Loạn dưỡng cơ có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi nhón gót

  • Bất thường tủy sống: Mặc dù ở nhóm trẻ có dấu hiệu về thần kinh sẽ có xu hướng đi nhón gót hơn so với trẻ bình thường, tuy nhiên, chưa thấy có một sự liên kết nào giữa tình trạng tâm thần và bệnh lý này.

Mẹ khi thấy có dấu hiệu trẻ đi nhón chân, hãy đưa trẻ tới trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để bác sĩ khám, đánh giá tình trạng.

4. Trẻ đi nhón chân có cần can thiệp?

Đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi, có khả năng đi lại như bình thường, thì trẻ có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ cần theo dõi dáng đi của trẻ trong mỗi lần thăm khám thông thường. Các bậc phụ huynh cũng cần chú theo dõi hoạt động của trẻ hàng ngày, từ đó đưa ra những giải pháp hoặc thói quen dành riêng cho trẻ

Đối với trẻ có độ tuổi lớn hơn kèm theo liên quan đến một vấn đề sức khỏe liên quan đến nhón chân, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng vật lý trị liệu: Nhẹ nhàng kéo dài các cơ ở chân và bàn chân có thể cải thiện dáng đi của trẻ.
  • Băng hoặc nẹp chân. Phương pháp này giúp cải thiện dáng đi cho trẻ.
  • Bó các loại bột. Nếu vật lý trị liệu hoặc niềng chân không có kết quả, bác sĩ có thể thử một loạt các loại bột giúp cải thiện dần dần khả năng đưa các ngón chân về phía ống chân.

Nẹp chân giúp cải thiện dáng đi cho trẻ.
Nẹp chân giúp cải thiện dáng đi cho trẻ.

  • Ở những trẻ bị chứng đi nhón gót chân lớn hơn 5 tuổi, gân gót và cơ ở bắp chân lúc này ở trẻ đã chắc, hoặc bị co rút quá mức, khiến cho việc đi lại bình thường gần như không thể. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để kéo dài gân Achilles (gân gót). Việc kéo dài gân có thể giúp cho cổ chân có biên độ vận động tốt hơn, và chức năng cũng vì thế mà cải thiện.

Nếu trẻ có dấu hiệu đi nhón chân, cách tốt cha mẹ hay đưa trẻ tới các trung tâm y tế, cơ sở càng sớm càng tốt để được khám, điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe