Trải nghiệm cận tử có liên kết gì với giấc ngủ?

Trải nghiệm cận tử thường đa dạng, từ dữ dội, yên bình hay như thể đang lơ lửng trong không trung. Tuy nhiên, dù là gì thì cảm giác cận tử cũng khiến giấc ngủ của cơ thể thay đổi bằng một cách nào đó.

1. Mối liện hệ giữa trải nghiệm cận tử và chứng tê liệt khi ngủ

Đối với các nhà thần kinh học, những trải nghiệm cận tử hoàn toàn có cơ sở thần kinh. Theo kết quả của những nghiên cứu mới, những cảm giác cận tử như vậy có thể tương tự như những gì diễn ra trong não ở một số dạng rối loạn giấc ngủ nhất định.

Tiến sĩ Daniel Kondziella, nhà thần kinh học tại Đại học Copenhagen, cho biết: “Tôi có một giả thuyết rằng trải nghiệm cận tử có thể xảy ra khi não vẫn còn nguyên vẹn về mặt chức năng và cấu trúc”. Ông là tác giả chính của nghiên cứu mới về những kinh nghiệm cận tử đã được trình bày tại Đại hội Học viện Thần kinh Châu Âu. Những phát hiện của ông rất mới nhưng vẫn chưa được công bố trên một tạp chí nào, cho thấy rằng các dấu hiệu điển hình của các giai đoạn như vậy, chẳng hạn như ánh sáng trắng và cảm giác yên bình, rất có thể là kết quả của hoạt động thần kinh trong não, tương tự như những gì xảy ra ở một hiện tượng được gọi là chứng tê liệt khi ngủ.


Trải nghiệm cận tử thường đa dạng, có thể là dữ dội hoặc bình yên
Trải nghiệm cận tử thường đa dạng, có thể là dữ dội hoặc bình yên

Kondziella còn nghĩ rằng những trải nghiệm cận tử này có thể được kích hoạt trong những tình huống sắp xảy ra cái chết thực thụ. Tuy nhiên, trong khi nhận thức được những trải nghiệm này, mạng lưới não bộ đang làm việc vất vả để có thể lưu trữ, hồi sức, lấy lại những ký ức đó và cho bản năng biết lựa chọn sự sống.

Để khám phá ra điều này, nghiên cứu của Kondziella dựa trên bảng câu hỏi được trả lời ẩn danh bởi 1.034 người tham gia trực tuyến. Các bảng câu hỏi bắt đầu với một truy vấn duy nhất: Bạn đã từng có trải nghiệm cận kề cái chết chưa?

Định nghĩa về trải nghiệm như vậy đúng là rất rộng. Bởi bất kỳ trải nghiệm tri giác có ý thức nào, bao gồm kinh nghiệm cảm xúc, liên quan đến bản thân, tâm linh và/ hoặc thần bí, xảy ra ở một người cận kề cái chết hoặc trong những tình huống nguy hiểm về thể chất hay cảm xúc. Bởi vì câu trả lời đến từ các cá nhân ẩn danh, nhà nghiên cứu không thể xác nhận tính chính xác của bất kỳ câu trả lời nào.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có đến 106 người (khoảng 10% số người được hỏi) đã báo cáo trải nghiệm cận tử là "có thật". Hơn nữa, những người tham gia báo cáo các giai đoạn cận tử cũng có tiền sử rối loạn giấc ngủ kéo dài và giấc mơ sống động, được gọi là giai đoạn REM của giấc ngủ (chuyển động mắt nhanh).

Mặt khác, tiến sĩ Kevin Nelson, một nhà thần kinh học thần kinh cơ thuộc Đại học Kentucky cho biết: “REM là loại giấc ngủ mà trong giai đoạn này, hầu hết những giấc mơ sống động đang xảy ra”. Bên cạnh đó, chỉ có 3 trạng thái ý thức mà bộ não có thể tồn tại: thức, ngủ không hoặc có REM. Chính vì vậy, trong giấc ngủ REM, khi một người đang mơ, mặc dù nhìn thấy khung cảnh đang diễn ra xung quanh rất rõ ràng nhưng hầu hết các cơ trong cơ thể bị tê liệt nên nó không diễn ra một cách vật lý. Thông thường, một công tắc trong não cho phép mọi người di chuyển liên tục từ trạng thái ý thức này sang ý thức khác. Nhưng đôi khi, công tắc đó không hoạt động bình thường, cho phép giấc ngủ REM và thức giấc hòa quyện. Lúc này, các yếu tố của hệ thống REM xảy ra trong khi một người về cơ bản là tỉnh táo. Người đó có thể thức dậy nhưng lại mắc chứng bị tê liệt và không thể di chuyển. Ảo giác cũng có thể xảy ra và người đó thường rất sợ hãi. Những điều đó có thể được gọi thành cảm giác cận tử nếu gặp phải ác mộng.

2. Những trải nghiệm cận tử có thật không?

Mặc cho kết quả của cuộc khảo sát của Kondziella, một số chuyên gia khác vẫn tỏ ra nghi ngờ về nghiên cứu này và đặc biệt, phát hiện ra rằng cứ 10 người thì có một người từng trải qua cảm giác cận kề cái chết.

Tiến sĩ Donn Dexter, thành viên của Học viện Thần kinh Hoa Kỳ và là nhà thần kinh học thuộc Hệ thống Y tế Phòng khám Mayo, cho rằng mọi người đang báo cáo sai các sự kiện giấc ngủ như là trải nghiệm cận tử. Tuy nhiên, Kondziella đã nhanh chóng bảo vệ những gì mọi người trải qua như những giai đoạn cận kề cái chết, thường được báo cáo là thay đổi cuộc sống và có ý nghĩa về mặt tinh thần. Ông nói: “Là một nhà khoa học, tôi nghĩ rằng có một lời giải thích phù hợp cơ chế sinh học. Tất cả các nhà thần kinh học đều đồng ý rằng có chỗ cho cả khoa học và niềm tin trong cùng một cuộc trải nghiệm cận tử”.

3. Trải nghiệm cận tử liên kết gì với giấc ngủ?

Chuyện xảy ra cách đây 32 năm nhưng Kay Bjork vẫn có thể nhớ lại rất rõ trải nghiệm cận kề cái chết mà cô đã trải qua sau cuộc phẫu thuật khẩn cấp để sửa chữa ống dẫn trứng bị vỡ do mang thai ngoài tử cung không được chẩn đoán kịp thời. Cô nhớ những đám mây ánh sáng màu cam, khi nhìn thấy mọi người trong phòng hồi sức nhưng cảm thấy rằng họ đang nhìn thấu cô và có một khoảnh khắc minh mẫn mãnh liệt.

Bjork hiện nay đã 70 tuổi và câu chuyện của Bjork rất giống với nhiều câu chuyện khác được kể lại bởi những người tin rằng đã từng có trải nghiệm cận tử. Ngày nay, các nghiên cứu mới đang dần dần đưa ra những lời giải thích khoa học khả thi cho điều này. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết tình trạng cảm nhận với kinh nghiệm cận tử như số đông đã từng gặp có thể là giai đoạn xâm nhập vào pha REM của giấc ngủ. Lời giải thích này là phù hợp khi “trải nghiệm” hay “giấc mơ” (đúng hơn là ác mộng) lúc cảm nhận rất sống động (có thể nhớ rõ ràng khi thức giấc) nhưng không làm gì được vì đi kèm với hiện tượng tê liệt khi ngủ.


Trải nghiệm cận tử có mối liên kết với giấc ngủ
Trải nghiệm cận tử có mối liên kết với giấc ngủ

4. Những ảnh hưởng tinh thần của trải nghiệm cận tử

Trong khi những phát hiện cho thấy rằng giai đoạn REM xâm nhập có góp phần vào hiện tượng được gọi là trải nghiệm cận tử, Nelson nói rằng ông không cố gắng chứng minh rằng những ảnh hưởng tâm linh là không liên quan.

Các nhà khoa học chỉ xem nghiên cứu này là trung lập về mặt tinh thần. Những người đã có trải nghiệm cận tử luôn báo cáo lại rằng trải nghiệm này thường có ý nghĩa cá nhân và tinh thần to lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đơn giản là tập trung vào cách thức của trải nghiệm thay vì những ảnh hưởng tinh thần mà trải nghiệm cận tử gây ra.

Tóm lại, tỷ lệ trải nghiệm cận tử trong thực tế là khoảng 10%, theo kết quả của một nghiên cứu với mẫu lớn. Những phân tích khoa học cho thấy có mối liên hệ giữa cảm giác cận tử với giai đoạn xâm nhập giấc ngủ REM. Mặc dù mối liên hệ này không phải là quan hệ nhân quả, việc xác định các cơ chế sinh lý đằng sau sự xâm nhập của REM vào trạng thái tỉnh táo có thể nâng cao hiểu biết của giới chuyên môn về kinh nghiệm cận tử, khái niệm trước đây vốn được cho là tâm linh và mơ hồ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn Tham khảo: nbcnews.com, nbcnews.com, webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe