Làm thế nào khi bị mất ngủ ở tuổi dậy thì?

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp. Học sinh bị mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tình trạng mất ngủ ở thanh thiếu niên và giải pháp khắc phục.

1. Mất ngủ ở tuổi dậy thì có hại thế nào?

Mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, xảy ra ít nhất 4 lần trong một tuần, một tháng hoặc lâu hơn. Để có một giấc ngủ tốt, hormone đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, đối với các bé gái khi bước vào tuổi dậy thì và có kinh nguyệt, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi của hormon.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì sẽ gây ra một số tác hại cho trẻ như:

  • Khả năng tập trung cho việc học kém, ảnh hưởng đến thành tích học tập
  • Học sinh bị mất ngủ thường có xu hướng dễ bị kích động, tâm trạng biến đổi thất thường, thậm chí có thể bị trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến da, sức khỏe và cân nặng.
  • Nếu đi kèm với mất ngủ ở thanh thiếu niên là triệu chứng xanh xao, đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu máu nghiêm trọng. Lúc này, các em nên được đưa đi khám bác sĩ.

Học sinh bị mất ngủ thường có xu hướng dễ bị kích động, tâm trạng biến đổi thất thường, thậm chí có thể bị trầm cảm
Học sinh bị mất ngủ thường có xu hướng dễ bị kích động, tâm trạng biến đổi thất thường, thậm chí có thể bị trầm cảm

2. Cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

2.1 Những việc nên làm

Đối với trẻ, nên tập các thói quen sau:

  • Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
  • Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những môn thể thao, bài tập nặng).
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, sau đó làm giảm nhiệt độ phòng ngủ sẽ giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn trước khi ngủ.
  • Tắt tất cả các thiết bị điện tử bao gồm điện thoại khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tắt các thiết bị chiếu sáng
  • Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng.
  • Tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ.

Cha mẹ cũng nên giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn bằng cách:

  • Giúp trẻ học cách thư giãn, gạt bỏ các vấn đề cần suy nghĩ sang một bên để ngủ dễ dàng
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống giúp làm tăng nồng độ serotoin trong não, làm dịu cơ thể và khiến giấc ngủ ngon hơn
  • Tạo bình minh cho trẻ bằng cách mở rèm cửa hoặc bật đèn trước khi trẻ tỉnh dậy

2.2 Những việc không nên làm

Để cải thiện chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì, cần đảm bảo cho trẻ thực hiện những điều sau:

  • Không ngủ nhiều ban ngày.
  • Vào chiều tối cần hạn chế, tránh không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu....
  • Tránh ăn quá no, ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo, gây đầy hơi, khó tiêu vào buổi tối hoặc lúc gần giờ đi ngủ.
  • Trước khi đi ngủ cần tránh nghe nhạc quá to, xem phim, đọc sách gây xúc động mạnh hoặc phấn khích thái quá.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều trước giờ đi ngủ.

Vào chiều tối cần hạn chế, tránh không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu....
Vào chiều tối cần hạn chế, tránh không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu....
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe