Đối phó với việc trẻ thường vào phòng cha mẹ vào đêm muộn

Trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn là việc thường xuyên xảy ra, khi trẻ bị thức giấc lúc nửa đêm và không thể tự mình ngủ lại được. Trẻ ngủ chung cha mẹ cũng có thể gặp vấn đề này vì việc thức giấc là điều bình thường trong chu kỳ giấc ngủ của con người. Nếu thấy trẻ vào phòng ngủ cha mẹ là điều bất tiện khi trẻ đã lớn, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp được chia sẻ trong bài viết sau đây.

1. Tại sao trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn mà không ngủ suốt đêm?

Tại sao trẻ không ngủ xuyên đêm? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ thường hay thắc mắc ngay cả khi trẻ đã vào bậc tiểu học. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng không có một đứa trẻ nào, thậm chí người lớn cũng không thực sự ngủ suốt đêm.

Jodi Mindell, tác giả cuốn “Ngủ xuyên đêm: Làm thế nào để trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và cha mẹ có thể ngủ ngon giấc” cho biết, thức giấc giữa đêm là một phần bình thường trong chu kỳ giấc ngủ của con người, và những người ngủ tốt sẽ biết cách ngủ lại mà không cần sự trợ giúp nào.

Thật không may là không phải tất cả trẻ em độ tuổi tiểu học đều có thể ngủ tốt mà không cần trợ giúp, kể cả những trẻ ngủ chung cha mẹ. Nói cách khác, nếu trẻ phụ thuộc vào bạn, hoặc một số biện pháp khác để hỗ trợ giấc ngủ thì trẻ có thể lại gặp khó khăn khi thức dậy vào lúc nửa đêm.


Tại sao trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn mà không ngủ suốt đêm?
Tại sao trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn mà không ngủ suốt đêm?

Tất nhiên, ngay cả những trẻ ngủ tốt cũng có thể đối mặt với việc thức giấc giữa đêm. Những lo lắng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi tiểu học như bài kiểm tra, nỗi sợ về thiên tai, hiểm họa, hoặc các vấn đề về mối quan hệ như không được bạn mời dự tiệc sinh nhật, ... có thể khiến giấc ngủ trở thành nỗi ám ảnh với cả những trẻ ngủ tốt.

Những cơn ác mộng cũng có thể khiến trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn nhiều hơn. Tương tự như vậy, bất kỳ hành động nào khác với sự sinh hoạt bình thường của trẻ như kỳ nghỉ, trẻ bị ốm hoặc thậm chí là giờ đi ngủ bị thay đổi cũng đều có thể làm trật nhịp giấc ngủ bình thường của trẻ.

Quyết định cho phép trẻ ngủ chung cha mẹ là một quyết định mang tính cá nhân. Không có bất lợi về mặt tâm lý hoặc y tế đối với quyết định này. Những đứa trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn vào ban đêm sẽ có khả năng ngủ ngon hơn. Và việc ngủ chung với cha mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi, giúp trẻ có cảm giác an toàn đó.

2. Làm thế nào để đối phó với việc trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn?

Trẻ có thể vào phòng ngủ cha mẹ lúc 3 giờ sáng, khi cha mẹ đang ngủ. Trong bộ đồ ngủ, trẻ có thể sẽ nói rằng “Con không ngủ được!”. Nếu bạn không cảm thấy phiền về việc trẻ vào phòng ngủ cha mẹ, thì việc này sẽ chẳng có hại gì. Bạn sẽ đưa trẻ lên ngủ chung giường hoặc giúp trẻ trở lại giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tập cho trẻ thói quen không vào phòng cha mẹ lúc đêm muộn, thì hãy thử những cách sau đây:


Một số trẻ ở độ tuổi tiểu học trước khi ngủ phải kể chuyện cho trẻ nếu thức giấc trẻ có thể gặp khó khăn khi ngủ trở lại
Một số trẻ ở độ tuổi tiểu học trước khi ngủ phải kể chuyện cho trẻ nếu thức giấc trẻ có thể gặp khó khăn khi ngủ trở lại

2.1. Loại bỏ các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ

Một số trẻ ở độ tuổi tiểu học vẫn gặp tình trạng khó đi vào giấc ngủ mặc dù đã đến giờ ngủ. Trẻ sẽ không thể ngủ được nếu không có thú nhồi bông, một câu chuyện hoặc cha mẹ bên cạnh. Vấn đề ở đây là, nếu không có dụng cụ hoặc biện pháp hỗ trợ giấc ngủ đó khi trẻ thức giấc lúc nửa đêm, trẻ có thể gặp khó khăn khi ngủ trở lại, khi đó có thể sẽ xảy ra việc trẻ vào phòng ngủ cha mẹ.

Giải pháp được đề xuất là cần phải loại bỏ mọi biện pháp hỗ trợ giấc ngủ khiến trẻ không thể tự xoay xở khi thức giấc vào ban đêm. Tác giả Mindell đã đưa ra lời khuyên trong cuốn sách của bà rằng: “Khi đưa trẻ đi ngủ, cha mẹ hãy rời khỏi phòng ngủ của con đúng như lúc nửa đêm. Nếu bạn định tắt đèn, hãy tắt ngay. Có thể phát tiếng ồn trắng hoặc nhạc nhẹ suốt đêm cho trẻ. Và cho dù trẻ có thói quen đi ngủ nào cần tuân theo, cha mẹ cũng bắt buộc phải rời khỏi phòng trước khi trẻ ngủ để trẻ không thức giấc và thắc mắc tại sao cha mẹ không có ở đó nữa”.

2.2. Hãy kiên định

Cha mẹ cần lập một kế hoạch và kiên định với kế hoạch đó. Trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc 3 giờ sáng có thể sẽ khiến bạn rất mệt mỏi. Nếu trẻ xoay xở để vào phòng cha mẹ từ 1 - 2 lần/tuần, trẻ nhất định sẽ tiếp tục cố gắng thực hiện hành động này. Lúc này, cha mẹ hãy ra khỏi giường và đưa trẻ về phòng, hôn trẻ thật nhanh và rời đi. Hãy chuẩn bị cho việc sẽ lặp đi lặp lại thói quen này nếu cần và uống cà phê vào sáng hôm sau. Nếu trẻ bị ốm hoặc có một giấc mơ đặc biệt tồi tệ, cha mẹ có thể quyết định rằng những quy tắc lập ra có thể bị thay đổi vẫn ổn. Tuy nhiên, Mindell nói rằng sẽ tốt hơn nếu cha mẹ ở trong phòng ngủ của trẻ thay vì cho trẻ vào phòng ngủ cha mẹ, trẻ sẽ ít gặp trở ngại hơn khi ngủ lại.

2.3. Cùng nhau giải quyết vấn đề

Trẻ ở độ tuổi tiểu học đã đủ lớn để có thể giảm bớt những nỗi sợ hãi phi lý. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ không còn mối băn khoăn hay lo lắng gì. Mindell nói rằng: “Trẻ từ 5 - 8 tuổi lo lắng rất nhiều. Cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để nói về những gì mà trẻ lo lắng để có thể giúp ngăn chặn rối loạn giấc ngủ xảy ra ở trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ vào phòng ngủ cha mẹ và đến bên giường của bạn, hãy dành một chút thời gian để “tư vấn về khủng hoảng” cho trẻ, việc này có thể thuyết phục trẻ quay trở lại giường. Ví dụ, một bà mẹ có 3 đứa con đã chia sẻ rằng, khi đứa con gái của bà được 5 tuổi, bé đã từng lo sợ rất nhiều nếu cháy nhà xảy ra. Để đưa bé trở về phòng ngủ, bà đã nhắc cho con mình nhớ rằng “Đây là nhà của chúng ta, và chúng đã được trang bị thiết bị báo động nếu có khói xuất hiện”, và sau đó bà cùng con lên kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp xấu nhất.

2.4. Không đưa ra các phần thưởng

Với việc trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn, những phần thưởng, hình dán, đồ chơi mới hay bánh kẹo không có tác dụng gì vì chúng không giải quyết các nguyên nhân cơ bản của vấn đề. Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ khi không có được phần thưởng. Vì vậy, tốt hơn hết là hãy dành cho trẻ sự quan tâm và gần gũi nhiều hơn. Hãy coi việc trẻ thỉnh thoảng thức giấc vào ban đêm là sự thật hiển nhiên và dành thời gian trong ngày để tìm hiểu điều gì đang khiến trẻ gặp khó khăn với giấc ngủ của mình.


Đối phó với việc trẻ vào phòng ngủ cha mẹ thường xuyên lúc đêm muộn
Đối phó với việc trẻ vào phòng ngủ cha mẹ thường xuyên lúc đêm muộn

2.5. Ấn định giờ trẻ vào phòng ngủ cha mẹ

Để cải thiện sự hợp tác, hãy mời trẻ tham gia vào các quyết định liên quan đến các quy tắc về giấc ngủ trong gia đình. Và tất nhiên cha mẹ và con cái sẽ luôn sẵn sàng thương lượng với nhau. Nhiều trẻ sẽ ở trong phòng riêng của chúng miễn là chúng biết có giờ giấc cụ thể được gần gũi với cha mẹ đã được xây dựng thành thói quen buổi sáng. Mindell đưa ra ví dụ rằng: “Nếu cha mẹ khăng khăng trẻ cần ngủ trong phòng riêng của mình đến 7 giờ sáng, tuy nhiên trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc 5 giờ sáng thì việc thỏa hiệp với trẻ giờ có thể vào phòng cha mẹ lúc 6 giờ sáng có thể giúp trẻ thích thú hơn với kế hoạch này. Nếu trẻ chưa biết nhìn đồng hồ, hãy dán một mảnh giấy lên số phút của đồng hồ và dùng bút đánh dấu để xác định thời gian thức dậy đã thỏa thuận. Khi hai số trùng nhau, trẻ có thể ra khỏi phòng của mình mà không vấn đề gì.

2.6. Thỏa hiệp

Hãy cân nhắc về việc chia sẻ phòng ngủ của cha mẹ cho trẻ chứ không phải giường. Có thể nói với trẻ rằng chúng được chào đón và trẻ ngủ chung cha mẹ là được phép, nhưng trẻ có thể ngủ trong túi ngủ hoặc tấm thảm ngủ riêng. Sau vài đêm hoặc vài tuần, giường ngủ riêng của trẻ với tấm nệm mềm có thể sẽ hấp dẫn hơn trẻ hơn.

Có một vài biện pháp có thể giúp đối phó với việc trẻ vào phòng ngủ cha mẹ lúc đêm muộn như loại bỏ biện pháp hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ, cùng trẻ giải quyết các vấn đề gây khó ngủ, thiết lập giờ thức giấc nhất định. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên đưa ra bất kỳ phần thưởng nào để giải quyết vấn đề nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe