Tình trạng thừa nước trong cơ thể

Bài viết bởi Dược sĩ Đinh Thị Mỹ Hạnh - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tất cả các hệ thống của cơ thể phụ thuộc vào nước để hoạt động bình thường. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, ngăn ngừa táo bón, loại bỏ các chất thải và thực hiện tất cả các chức năng chính. Tuy nhiên, khi cơ thể thừa nước có thể dẫn đến nhiễm độc nước. Điều này xảy ra khi lượng muối và các chất điện giải khác trong cơ thể trở nên quá loãng. Nếu chất điện giải trong cơ thể giảm xuống quá thấp quá nhanh thì có thể gây tử vong.

1. Thừa nước là gì?

Thừa nước là tình trạng cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn lượng nước mất đi. Một người có thể xuất hiện tình trạng thừa nước nếu cơ thể bị rối loạn làm giảm khả năng bài tiết nước hoặc tăng xu hướng giữ nước trong cơ thể.

Có 2 trường hợp cơ thể thừa nước, đó là:

1.1. Tăng lượng nước hấp thu vào cơ thể

Điều này xảy ra khi bạn uống nhiều nước hơn lượng nước mà thận có thể loại bỏ trong nước tiểu. Những người, đặc biệt là vận động viên uống quá nhiều nước để tránh mất nước khi tập luyện có thể phát sinh tình trạng thừa nước.

Mọi người cũng có thể uống quá nhiều nước vì một chứng rối loạn tâm thần gọi là đa loạn thần kinh tâm lý. Kết quả là uống quá nhiều nước nhưng không bổ sung đủ lượng natri kèm theo. Do đó, tình trạng cơ thể thừa nước thường dẫn đến lượng natri trong máu thấp (hạ natri máu), gây nguy hiểm.

1.2. Cơ thể giữ nước quá mức

Tình trạng thừa nước phổ biến hơn ở những người có thận không bài tiết nước tiểu bình thường, ví dụ ở những người bị rối loạn tim, thận, gan hoặc ở trẻ sinh non, thận chưa trưởng thành. Một số bệnh lý có thể làm cơ thể giữ nước như:

  • Suy tim sung huyết (CHF).
  • Bệnh gan.
  • Bệnh thận.
  • Hội chứng hormone chống bài niệu không phù hợp: Trong hội chứng này, tuyến yên tiết ra quá nhiều vasopressin (còn gọi là hormone chống bài niệu), kích thích thận giữ nước khi không cần thiết.
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
  • Tình trạng tâm thần phân liệt.

Một số loại thuốc cũng gây ra tình trạng thừa nước ở những người nhạy cảm. Bao gồm:

Cả hai loại thừa nước này đều nguy hiểm vì chúng làm mất cân bằng giữa nước và natri trong máu.


Vận động viên chạy marathon là những người có nguy cơ cao cơ thể thừa nước
Vận động viên chạy marathon là những người có nguy cơ cao cơ thể thừa nước

2. Những đối tượng có nguy cơ bị thừa nước

Tình trạng thừa nước thường phổ biến hơn ở các vận động viên sử dụng sức bền, những người uống nhiều nước trước và trong khi tập luyện như:

  • Vận động viên chạy marathon và ultramarathons (cuộc đua dài hơn 42,195 km).
  • Vận động viên ba môn phối hợp.
  • Vận động viên đua xe đạp, chèo thuyền, đi bộ đường dài.
  • Quân nhân tham gia các bài tập huấn luyện.

Tình trạng này cũng dễ gặp hơn ở những người bị bệnh suy tim, tiểu đường, bệnh thận hoặc gan.

3. Triệu chứng khi cơ thể thừa nước

Tế bào não đặc biệt nhạy cảm với tình trạng thừa nước và lượng natri trong máu thấp. Khi cơ thể thừa nước ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, các tế bào não có thời gian để thích nghi, do đó chỉ có các triệu chứng nhẹ (nếu có) xảy ra sau đó như buồn nôn, đau đầu, thay đổi trạng thái tinh thần (lú lẫn hoặc mất phương hướng).

Khi tình trạng thừa nước xảy ra nhanh chóng, hiện tượng nôn mửa và mất thăng bằng sẽ xuất hiện. Nếu ở mức trầm trọng hơn, dấu hiệu thừa nước có thể xuất hiện là lú lẫn, co giật hoặc hôn mê.

Khi xảy ra tình trạng thừa nước và thể tích máu vẫn bình thường, lượng nước dư thừa thường di chuyển vào các tế bào, hiện tượng sưng mô (phù nề) không xảy ra. Khi lượng máu dư thừa xảy ra, chất lỏng có thể tích tụ trong phổi và cẳng chân.

4. Chẩn đoán và điều trị cơ thể thừa nước

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn để phân biệt giữa tình trạng cơ thể thừa nước (quá nhiều nước) hay dư thừa chất lỏng trong máu (quá nhiều muối và tăng thể tích máu) và làm xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra nồng độ các chất điện giải.

Điều trị cơ thể thừa nước quá mức tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Điều trị có thể bao gồm:

  • Giảm lượng chất lỏng đưa vào cơ thể: Bất kể nguyên nhân của tình trạng thừa nước là gì, thường phải hạn chế uống nước (nhưng chỉ theo lời khuyên của bác sĩ).
  • Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng thừa nước quá mức: Nếu tình trạng thừa nước xảy ra với lượng máu dư thừa do bệnh tim, gan hoặc thận, hạn chế hấp thụ natri cũng rất hữu ích vì natri khiến cơ thể giữ nước.
  • Ngừng bất kỳ loại thuốc nào gây ra vấn đề giữ nước.
  • Dùng thuốc lợi tiểu để tăng lượng nước tiểu thải ra.
  • Thay thế natri trong những trường hợp nghiêm trọng.

Đau đầu là một trong những dấu hiệu cơ thể thừa nước
Đau đầu là một trong những dấu hiệu cơ thể thừa nước

5. Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa tình trạng thừa nước?

Các vận động viên sức bền có thể giảm nguy cơ bị mất nước quá mức bằng cách tự cân nặng trước và sau một cuộc đua. Điều này giúp xác định lượng nước đã mất và cần bổ sung.

Trong khi tập thể dục, hãy cố gắng uống từ 2 đến 4 cốc chất lỏng mỗi giờ. Nếu tập thể dục lâu hơn một giờ, có thể lựa chọn đồ uống thể thao. Những thức uống này chứa đường cùng với các chất điện giải như natri và kali mà cơ thể bị mất qua mồ hôi. Uống theo nhu cầu của cơ thể

Nếu bạn có tình trạng bệnh như tiểu đường, suy tim hoặc bệnh thận, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương án điều trị tốt và liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy tình trạng khát bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế cần được điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, msdmanuals.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe