Thuốc Niacin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thiếu hụt niacin có thể gây tiêu chảy, mất trí nhớ, lưỡi đỏ/sưng, và bong tróc đỏ da. Niacinamide (nicotinamide) là một dạng của vitamin B3 (niacin) và được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị chứng thiếu hụt niacin (pellagra). Niacinamide thường được sử dụng thay niacin vì nó gây ra ít tác dụng phụ hơn (ví dụ: Đỏ bừng mặt).

1. Thuốc Niacin có tác dụng gì?

Thuốc Niacin có thành phần chính là niacinamide. Không giống như niacin, niacinamide không giúp điều chỉnh lượng mỡ trong máu và không thể thay thế cho niacin nếu bạn đang được điều trị vấn đề mỡ máu (ví dụ: Cholesterol cao).

Thiếu vitamin B3 có thể xảy ra do chế độ ăn uống kém, một số điều kiện y tế nhất định (ví dụ: lạm dụng rượu, bệnh Hartnup, hội chứng kém hấp thu) hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài (ví dụ: Isoniazid). Tốt nhất là bạn nên bổ sung vitamin từ các loại thực phẩm lành mạnh. Vitamin giúp hỗ trợ cơ thể tạo ra và phá vỡ các chất tự nhiên và cần thiết cho sức khỏe tốt.

Thuốc Niacin được chỉ định trong trường hợp:

  • Thiếu vitamin B3 (niacin)

Thuốc Niacin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

2. Cách sử dụng thuốc Niacin

Thuốc Niacin được sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn, thường một hoặc hai lần mỗi ngày. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về cách sử dụng Niacin, hãy hỏi bác sĩ của bạn.

Không nghiền nát hoặc nhai viên nén giải phóng chậm của thuốc Niacin. Làm như thế có thể khiến cho tất cả thuốc được giải phóng cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, không chia nhỏ các viên thuốc Niacin trừ khi chúng có vạch số và bác sĩ của bạn yêu cầu bạn làm như vậy.

Nếu bạn dùng một số loại thuốc để giảm mỡ máu (như cholestyramine hoặc colestipol), hãy dùng niacinamide ít nhất 4 đến 6 giờ trước hoặc sau khi dùng những loại thuốc này. Các sản phẩm này có thể liên kết với niacinamide, ngăn cản sự hấp thụ nó.

Nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi sau khi sử dụng Niacin, hoặc nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc một vấn đề y tế nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như đường huyết, xét nghiệm chức năng gan có thể được thực hiện để theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Niacin.


Bất cứ có thắc mắc gì về thuốc Niacin, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Bất cứ có thắc mắc gì về thuốc Niacin, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ

3. Phản ứng phụ của thuốc Niacin

Niacinamide thường được dung nạp tốt ở liều lượng thông thường. Bụng khó chịu, buồn nôn và tiêu chảy có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc Niacin. Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc xấu đi, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Nếu bác sĩ đã hướng dẫn bạn sử dụng thuốc này, hãy nhớ rằng họ đã đánh giá rằng lợi ích thuốc mang lại cho bạn lớn hơn nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc Niacin mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra.

Cho bác sĩ biết ngay nếu bất kỳ của các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào của thuốc Niacin xảy ra: Phân có màu đen, dễ bầm tím/ chảy máu, buồn nôn dai dẳng/nôn, sưng cánh tay/chân, dấu hiệu vấn đề về thận, nước tiểu sẫm màu, chất nôn trông giống như bã cà phê, vàng mắt hoặc vàng da.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Niacin rất khó xảy ra, nhưng hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nó xảy ra. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Niacin có thể bao gồm: Phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/ lưỡi/cổ họng), khó thở, chóng mặt nghiêm trọng.

Dưới đây là các tác dụng phụ của thuốc Niacin theo khả năng xảy ra.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Niacin gồm có:

  • Đỏ mặt và cổ tạm thời
  • Ợ nóng
  • Đầy bụng
  • Cảm giác châm chích trên da

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Niacin gồm có:

  • Huyết áp thấp
  • Loét dạ dày tá tràng xấu đi
  • Ngứa
  • Da khô
  • Chóng mặt
  • Phát ban trên da
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Lượng axit uric trong máu cao
  • Đường trong máu cao
  • Tim đập nhanh

Tác dụng phụ phụ hiếm gặp của thuốc Niacin gồm có:

  • Xét nghiệm chức năng gan bất thường
  • Mờ mắt
  • Nhịp tim bất thường
  • Sạm da
  • Ngất xỉu
  • Đau đầu
  • Chướng bụng

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Niacin. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ khác của Niacin không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời.


Đầy hơi, ợ chua là một tác dụng phụ của Niacin
Đầy hơi, ợ chua là một tác dụng phụ của Niacin

4. Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Niacin

Trước khi dùng Niacin, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với loại thuốc này và bất kỳ dị ứng nào khác nếu có. Sản phẩm Niacin có thể chứa các thành phần không có tác dụng, chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Trước khi sử dụng thuốc Niacin, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn mắc: Bệnh gan, đang có vết loét.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau đây, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng Niacin: Các vấn đề về chảy máu (tiểu cầu thấp), bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, tiền sử bệnh gan, tiền sử các vấn đề về dạ dày.

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, thuốc Niacin có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy bạn cần kiểm tra đường huyết thường xuyên và cho bác sĩ biết kết quả. Nếu bạn có các triệu chứng của lượng đường trong máu cao như tăng cảm giác khát nước/đi tiểu hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức, bạn có thể cần được điều chỉnh liều lượng thuốc tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống.

Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai trước khi sử dụng thuốc Niacin. Thuốc này đi vào sữa mẹ, do đó phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Tương tác của thuốc Niacin

Nếu bạn đang dùng thuốc Niacin dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, họ có thể đã biết về bất kỳ tương tác thuốc nào có thể xảy ra với Niacin và có thể theo dõi bạn về chúng. Trong quá trình điều trị bằng Niacin, bạn không nên bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào trước khi kiểm tra với bác sĩ của bạn.

Trước khi sử dụng sản phẩm Niacin, hãy nói với bác sĩ của bạn về tất cả các sản phẩm thảo dược/thuốc theo đơn và không kê đơn mà bạn có thể sử dụng, đặc biệt là: Thuốc chống đông (ví dụ: Warfarin, heparin), vitamin/thực phẩm chức năng/sản phẩm khác cũng chứa niacin hoặc niacinamide.


Thuốc Niacin có thể gây ra tương tác với một số thuốc khác
Thuốc Niacin có thể gây ra tương tác với một số thuốc khác

6. Làm gì khi sử dụng quá liều hoặc quên dùng thuốc Niacin

Nếu bạn hoặc ai đó đã sử dụng quá liều thuốc Niacin và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc Niacin, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Sử dụng liều Niacin tiếp theo của bạn vào thời điểm bình thường, đừng dùng gấp đôi liều thông thường.

Hãy nhớ rằng cách tốt nhất để bổ sung vitamin và khoáng chất là từ các loại thực phẩm lành mạnh. Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và tuân thủ theo bất kỳ yêu cầu ăn kiêng nào theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các vitamin B bao gồm niacin được tìm thấy trong thịt, cá, gia cầm, các sản phẩm bánh mì/ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường. Sử dụng các thực phẩm này nhiều hơn để tăng lượng niacin nếu bạn bị thiếu vitamin này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe