Thuốc Firazyr: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Firazyr có tên chung là ICATIBANT, được sử dụng để điều trị các cuộc tấn công của bệnh phù mạch di truyền (một rối loạn hệ thống miễn dịch). Thuốc Firazyr được đưa vào cơ thể theo đường tiêm.

1. Firazyr là thuốc gì? Firazyr có tác dụng gì?

Thuốc Firazyr có tác dụng điều trị các cuộc tấn công đột ngột bệnh phù mạch di truyền (HAE) trên cơ thể người bệnh. Mặc dù Firazyr không phải là cách chữa trị HAE tối ưu, nhưng lại có khả năng làm giảm các triệu chứng sưng và đau bàn tay, cánh tay, bàn chân, mặt, lưỡi, đường hô hấp trên...do bệnh gây ra.

Thuốc Firazyr hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của một chất tự nhiên trong cơ thể được gọi là bradykinin (nguyên nhân gây ra các triệu chứng của một cuộc tấn công HAE) và từ đó làm giảm tần suất tái phát bệnh.

2. Cách sử dụng thuốc Firazyr

  • Bạn cần đọc tờ thông tin hướng dẫn trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Firazyr. Nếu bạn đang tự dùng thuốc này ở nhà thì hãy tìm hiểu tất cả các hướng dẫn sử dụng trong gói thuốc để biết được cách dùng và liều lượng phù hợp nhất.
  • Trước khi sử dụng Firazyr, hãy kiểm tra kĩ thuốc này bằng mắt thường để tìm các hạt hoặc sự đổi màu. Nếu có thì ngưng không sử dụng nữa.
  • Trước khi sử dụng cần vệ sinh vị trí tiêm bằng dung dịch sát khuẩn. Thay đổi vị trí tiêm sau mỗi lần để giúp giảm bớt tổn thương dưới da.
  • Nếu các triệu chứng của bệnh tiếp tục hoặc quay trở lại thì bạn có thể thêm liều khác sau ít nhất 6 giờ. Không dùng quá 3 liều trong 24 giờ.
  • Nếu bạn bị HAE đột ngột tấn công vùng cổ họng/đường thở trên (thanh quản) thì hãy tự tiêm Firazyr và sau đó nhận trợ giúp y tế ngay lập tức, bởi kiểu tấn công này có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở và gây khó thở nghiêm trọng.

Thuốc Firazyr có tác dụng điều trị các cuộc tấn công đột ngột bệnh phù mạch di truyền (HAE)
Thuốc Firazyr có tác dụng điều trị các cuộc tấn công đột ngột bệnh phù mạch di truyền (HAE)

3. Các phản ứng phụ của thuốc Firazyr

  • Sốt hoặc chóng mặt là các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm Firazyr, tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi chúng sẽ tự khỏi.
  • Các phản ứng tại chỗ tiêm (chẳng hạn như đỏ, rát, sưng, bầm tím, kích ứng, đau) cũng có thể xảy ra sau tiêm Firazyr. Điều này là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu có bất kỳ tác dụng nào kéo dài hay nghiêm trọng hơn thì hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử trí kịp thời.
  • Thuốc Firazyr rất hiếm khi gây ra dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, hãy tìm tới trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng, bao gồm: Phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt, khó thở.

4. Các lưu ý khi sử dụng thuốc Firazyr

  • Tương tác của sản phẩm khác với Firazyr có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc và tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do vậy, bạn cần giữ danh sách tất cả các sản phẩm thuốc đã và đang sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược) rồi thông báo với bác sĩ hay dược sĩ để được kê đơn phù hợp nhất. Tuyệt đối không bắt đầu, ngừng hay thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bạn đã sử dụng quá liều Firazyr và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở...thì hãy đến ngay cơ sở y tế ngay để nhận sự giúp đỡ.
  • Không dùng chung thuốc Firazyr với người khác.
  • Thuốc được kê đơn theo vấn đề hiện tại của bạn gặp phải, do vậy không nên tự ý dùng Firazyr trong vấn đề khác nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Bảo quản Firazyr tránh ánh nắng trực tiếp, để ở nơi thoáng mát, không để thuốc bị đóng băng.
  • Để xa thuốc Firazyr ra khỏi tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không bỏ Firazyr xuống bồn cầu hay đổ xuống cống mà cần xử lý thuốc theo đúng quy định khi hết hạn sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe