Thuốc Bupivacain là thuốc gây tê để chặn những xung thần kinh gửi tin hiệu đau lên não, được chỉ định để gây tê cục bộ khi sinh con, phẫu thuật hoặc thủ thuật y tế,... Vậy thuốc Bupivacain là thuốc gì?
1. Tác dụng thuốc tê Bupivacain trong sản khoa là gì?
Thuốc tê Bupivacain là một chất gây tế có tác dụng chặn các xung thần kinh gửi tín hiệu đau lên não của bệnh nhân. Bupivacain là thuốc gây tê ngoài màng cứng được tiêm vào cột sống nhằm gây tê trong phẫu thuật hoặc khi sinh con hay thực hiện những thủ thuật y tế khác. Thuốc Bupivacain cũng được sử dụng trong nha khoa và cũng có thể được sử dụng cho những mục đích khác.
Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Bupivacain.
2. Cách sử dụng thuốc Bupivacain
Thuốc Bupivacain được bào chế dưới dạng dịch không màu vô trùng và có những dạng như sau:
- Bupivacaine hydro chloride, USP 0,25% (2,5 mg/mL): 10ml, 30ml
- Bupivacaine hydro chloride, USP 0,5% (5 mg/mL): 10ml, 30ml
- Bupivacaine hydro chloride, USP 0,75% (7,5 mg/mL): 10ml, 30ml
Thuốc Bupivacain được tiêm trực tiếp vào hoặc gần với khu vực cần được gây tê. Đối với gây tê ngoài màng cứng bạn sẽ được tiêm Bupivacain vào cột sống giữa hoặc dưới lưng.
Liều lượng sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và mục đích gây tê trong từng loại thủ thuật như:
- Đối với người lớn:
- Liều dùng thông thường cho người lớn gây tê cục bộ có thể lên tới 175mg, đôi khi nhiều hơn hoặc ít hơn tuỳ thuộc vào từng người bệnh. Liều dùng có thể lặp lại mỗi 3 giờ. Liều tối đa là 400mg/24giờ.
- Liều dùng thông thường cho người lớn gây tê khi sinh mổ: tiêm dung dịch Bupivacain trong dextrose để gây tê tuỷ sống với liều từ 7,5-10,5mg tương ứng với 1-1,4ml.
- Đối với trẻ em:
- Liều dùng thông thường cho trẻ em nhằm gây tê cục bộ: liều gây tê ngoài màng cứng là 1,25mg/kg/liều, gây tê xương cùng 1-3,7mg/kg.
- Liều tiêm truyền ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi trở xuống từ 0,2-0,25mg/kg/giờ. Trẻ sơ sinh lớn hơn 4 tháng và trẻ em từ 0,4-0,5mg/kg/giờ. Tiêm dung dịch Bupivacain trong dextrose thì không nên sử dụng ở những bệnh nhân dưới 18 tuổi.
3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Bupivacain
Thuốc tê Bupivacain có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong và thường gặp có thể kể đến như:
- Buồn nôn, nôn
- Đau đầu, đau lưng
- Chóng mặt
- Những vấn đề về chức năng sinh dục
- Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc nhầm lẫn
- Gặp vấn đề về nói chuyện và thị giác
- Ù tai
- Miệng có vị kim loại hoặc tê, ngứa xung quanh miệng
- Co giật, động kinh
- Thở yếu hoặc thở nông, thở hổn hển
- Tim đập nhanh hoặc đập chậm, yếu
- Đi tiểu ít hoặc bình thường hoặc không tiểu được
Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Bupivacain mang lại. Khi dùng Bupivacain vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban, nổi mẩn, sưng vùng mặt, lưỡi hoặc họng,... người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Bupivacain
Một số lưu ý khi sử dụng Bupivacain bao gồm:
- Thông báo tiền sử dị ứng với thuốc tê Bupivacain phản ứng quá mẫn với bất kỳ dị ứng nào khác. Bupivacain có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
- Lưu ý sử dụng thuốc Bupivacain cho những trường hợp thiếu máu trong thiếu tế bào hồng cầu, có bệnh lý gan hoặc thận, rối loạn đông máu hoặc rối loạn chảy máu, giang mai, u não, bệnh bại liệt, u tuỷ sống, tê hoặc ngứa ran, đau lưng mãn tính, đau đầu gây ra bởi phẫu thuật, vẹo cột sống, viêm khớp, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp,...
- Theo dõi chặt chẽ dấu hiệu sinh tồn trong quá trình tiêm thuốc tê Bupivacain như nhịp thở, nồng độ oxy bão hoà trong máu, huyết áp, mạch,...
- Một số thuốc gây tê ngoài màng cứng có thể làm ảnh hưởng lâu dài hoặc vĩnh viễn tới một số quá trình của cơ thể như chức năng sinh dục, sự cử động hoặc cảm giác ở chân hay bàn chân, khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
- Không được sử dụng với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Bupivacain hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,...
5. Tương tác thuốc
Một số loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc Bupivacain bao gồm:
- Hyaluronidase
- Propofol
- Propranolol
- Verapamil
- Alacepril
- Benazepril
- Captopril
- Cilazapril
- Enalaprilat
- Delapril
- Enalapril maleate
- Fosinopril
- Imidapril
- Lisinopril
- Moexipril
- Pentopril
- Perindopril
- Quinapril
- Ramipril
- Spirapril
- Temocapril
- Trandolapril
- Zofenopril
6. Cách bảo quản thuốc Bupivacain
Bảo quản thuốc thuốc Bupivacain với dạng dung dịch tiêm ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Bupivacain ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá và tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Bupivacain trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.