Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Thêm vào đó, hãy nên duy trì các hoạt động kiểm tra lượng đường trong máu và uống thuốc kể cả insulin nếu cần. Tất cả những điều này cũng đóng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.
1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai. Tình trạng này có thể dễ xảy ra với những phụ nữ lần đầu mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ là do khi mang thai cơ thể thay đổi sử dụng insulin, các hormone insulin bị phá vỡ bởi các thực phẩm ăn vào như glucose hoặc đường. Phụ nữ trở nên kháng insulin khi mang thai bởi vì lúc này cần phải cung cấp glucose cho bé nhiều hơn. Với một số phụ nữ, quá trình này không ổn định dẫn đến cơ thể sẽ ngừng phản ứng với insulin hoặc không tạo ra đủ insulin để cung cấp lượng glucose cần thiết. Khi đó sẽ làm cho đường trong máu tăng lên.
Trắc nghiệm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi?
Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Cùng làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi như thế nào nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Lê Hồng Liên , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những rủi ro cho cả mẹ và bé. Lượng glucose bổ sung trong cơ thể có thể khiến em bé tăng cân. Khi đó sẽ gây ra một số khó khăn trong quá trình sinh nở như:
- Vai của bé bị kẹt
- Mẹ có thể chảy máu nhiều hơn
- Em bé có thể khó giữ cho lượng đường trong máu ổn định và nhịp thở không ổn định sau sinh
- Nguy cơ huyết áp cao khi mang thai
Hầu hết các trường hợp, bệnh tiểu đường thai kỳ biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu mức độ bệnh quá mức sẽ khiến cho người phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường sau này.
2. Khuyến nghị sử dụng thực phẩm cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mắc bệnh nên tham khảo khuyến nghị của các tổ chức y tế để có thể biết được khi mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì. Áp dụng khuyến nghị này, người bệnh sẽ lựa chọn được những thực phẩm phù hợp để xây dựng thực đơn phù hợp cho cá nhân. Một số thực phẩm khuyến nghị có thể chọn như: carbohydrate lành mạnh, thực phẩm giàu chất xơ, cá và các chất béo có lợi...
- Carbohydrate lành mạnh: Trong quá trình tiêu hoá, đường (carbohydrate đơn giản) và tinh bột (carbohydrate phức tạp) phân hủy thành glucose trong máu. Một số loại carbohydrate lành mạnh bao gồm: Trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu, các sản phẩm sữa ít béo.
Tránh các loại carbohydrate ít lành mạnh như đồ uống có chất béo, đường, sữa chứa nhiều chất béo.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ bao gồm tất cả thành phần của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể không thể tiêu hoá hoặc hấp thụ được. Chất xơ có vai trò điều tiết tiêu hoá và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau, trái cây, quả hạnh, các loại đậu, các loại ngũ cốc...
Bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì? Mặc dù hoa quả là thực phẩm giàu chất xơ nhưng với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ không phải bất kỳ loại quả nào cũng ăn được. Nên chọn những loại hoa quả ít đường như thanh long, những loại quả có múi,... Vậy, tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không. Nếu chuối đang ở giai đoạn vừa chín với hàm lượng đường ít thì vẫn còn thể sử dụng được. Nhưng nếu chuối đã chín quá kỹ thì nên tránh ăn vì lúc này hàm lượng đường trong chuối là cao nhất.
- Các loại cá tốt cho sức khỏe tim mạch: Cá là loại thực phẩm tốt cho tim mạch và nên ăn ít nhất hai lần một tuần. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi đều rất giàu acid béo omega-3, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch. Tuy nhiên, vai trò của cá có thể phát huy vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể còn phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Cho nên, tránh ăn các loại cá chiên hoặc cá có hàm lượng thuỷ ngân cao.
- Chất béo “tốt”: Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa một nối đôi và không bão hòa nhiều nối đôi có thể giúp giảm mức cholesterol. Một số loại thực phẩm có chứa chất béo tốt là: Bơ, quả hạnh, dầu canola, dầu oliu, dầu lạc. Nhưng không nên lạm dụng các chất béo này, vì tất cả các chất béo đều chứa nhiều calo.
3. Một số thực phẩm cần tránh cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim và đột quỵ bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của các động mạch bị tắc và cứng. Thực phẩm có chứa những thành phần sau có thể chống lại mục tiêu kiểm soát đường huyết:
- Chất béo bão hoà: Người bệnh nên tránh các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật như thịt bò, xúc xích, thịt xông khói...
- Chất béo chuyển hóa: Tránh chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong đồ ăn chế biến sẵn như các loại thức ăn nhanh, đồ nướng, bơ thực vật...
- Cholesterol: Thực phẩm có chứa nhiều cholesterol bao gồm: protein động vật, lòng đỏ trứng, gan và các loại nội tạng...
- Đường tự do: Việc cắt giảm sử đường tự do có thể sẽ rất khó khăn cho những người bệnh tiểu đường trong đó có người bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số cách để cắt giảm lượng đường dư thừa như: Đổi đồ uống có đường, nước tăng lực, nước ép trái cây thành nước lọc, sữa tách kem, trà hoặc cà phê khử cafein. Ngoài ra có thể sử dụng các chất làm ngọt thấp và không có calo.
4. Một số phương pháp giúp thực hiện chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cung cấp một phương pháp lập kế hoạch thực đơn. Về bản chất của thực đơn là sẽ tập trung ăn nhiều rau hơn. Phương pháp có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đổ đầy một nửa đĩa với các loại rau không có tinh bột, chẳng hạn như rau bina, cà rốt và cà chua.
- Đổ đầy một phần tư đĩa với một loại protein chẳng hạn như cá ngừ, thịt lợn nạc, thịt gà.
- Đổ đầy một phần tư đĩa còn lại với ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như gạo nâu, rau có tinh bột, ...
- Thêm khẩu phần trái cây hoặc sữa hoặc đồ uống hoặc trà hoặc cà phê không đường
- Đếm carbohydrate. Carbohydrate phân hủy thành glucose, chúng có tác động lớn nhất đến mức đường huyết của cơ thể. Để kiểm soát lượng đường trong máu cần tính toán lượng carbohydrate ăn vào giúp điều chỉnh insulin phù hợp. Cần chú ý theo dõi lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ.
5. Thực đơn mẫu cho người bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi xây dựng kế hoạch cho thực đơn, người bệnh hãy tính đến quy mô và mức độ hoạt động thể chất. Thực đơn dưới đây thiết kế cho người cần từ 1200 đến 1600 calo mỗi ngày.
- Bữa sáng. Bánh mì nguyên hạt (1 lát vừa) với 2 muỗng cà phê sốt ít béo, 1⁄2 chén ngũ cốc lúa mì cắt nhỏ với một cốc sữa ít béo, một miếng trái cây
- Bữa trưa. Sandwich thịt bò nướng cùng với rau diếp, phô mai ít béo, cà chua và sốt mayonnaise, 1⁄2 quả táo, nước lọc
- Bữa tối. Cá hồi nướng với khoai tây, 1⁄2 chén cà rốt, 1⁄2 chén đậu xanh, trà đá không đường
- Bữa phụ. 1⁄2 chén bỏng ngô với 1⁄2 thìa cà phê bơ thực vật.
Tiểu đường thai kỳ song song với việc quản lý bệnh thì chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm tiểu đường thai kỳ mang lại nhiều lợi ích. Bởi vì, chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường được khuyến nghị với một lượng lớn trái cây, rau và chất xơ, theo đó nó có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com, mayoclinic.org, diabetes.org.uk