Thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm?

Đạm rất cần thiết cho sức khỏe cơ bắp, sản sinh hormone, hệ da, cơ xương khớp ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo việc tiêu thụ nhiều protein trong chế độ ăn hàng ngày có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tình trạng thừa đạm ở trẻ.

1. Lượng protein cần cung cấp mỗi ngày

Protein là thành phần chính trong cấu trúc của cơ thể, giúp hình thành các cơ bắp, sản xuất hormone và vận chuyển chất dinh dưỡng. Điều này đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein có thể khiến trẻ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Việc ăn một chế độ ăn giàu protein có thể mang đến nhiều tác dụng phụ. Một số nghiên cứu đã tìm ra sự liên quan của thừa đạm đối với bệnh suy thận, ung thư tuyến tiền liệt đái tháo đường.

Trên thực tế, lượng protein cần cung cấp cho trẻ mỗi ngày phụ thuộc và độ tuổi của trẻ. Giai đoạn trẻ từ 4 đến 9 tuổi, cần khoảng 19 gam protein mỗi ngày, trong khi từ 9 đến 13 tuổi chúng cần 34 gam và khoảng 46-52 gam mỗi ngày trong độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi. Cung cấp thừa hoặc thiếu protein đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.


Trẻ nhỏ cần được cung cấp lượng protein phù hợp với lứa tuổi và thể trạng
Trẻ nhỏ cần được cung cấp lượng protein phù hợp với lứa tuổi và thể trạng

2. Hậu quả của thừa protein ở trẻ em

Việc bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa đạm ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

  • Thừa cân béo phì: Dư thừa protein đồng nghĩa với dư thừa lượng calo cung cấp cho cơ thể. Đối với những trẻ lười vận động, năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến trẻ béo phì.
  • Tổn thương các nội tạng: Hàm lượng protein cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất thải và có thể dẫn đến sỏi thận. Ngoài ra, dư thừa protein còn làm tăng nồng độ nitơ khiến cơ chế xử lý chất thải của cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Nhiều loại bột protein chứa các chất gây tổn thương hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch.

3. Khi nào cần bổ sung protein cho trẻ


Trẻ cần bổ sung thêm protein trong trường hợp:

  • Thiếu cân: Tình trạng thiếu cân xảy ra có thể do cơ thể không nhận đủ lượng protein cần thiết để tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc.
  • Kén ăn: Trẻ kén ăn có xu hướng không thích ăn thịt và các loại thực phẩm giàu protein.

Một số trẻ xuất hiện tình trạng kén ăn các thực phẩm giàu protein
Một số trẻ xuất hiện tình trạng kén ăn các thực phẩm giàu protein

  • Trẻ ăn chay: Những trẻ không ăn thịt trong khẩu phần ăn cần cung cấp thêm lượng protein khoảng từ 10% đến 15% để đảm bảo đủ lượng protein như trong chế độ ăn có thịt. Những loại protein nguồn gốc thực vật tốt cho trẻ là đậu Hà Lan, ngô, rau bina...

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Điều quan trọng nhất đối với trẻ em chính là một chế độ ăn cân bằng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp não bộ và cơ thể chúng khỏe mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn từ 4 đến 13 tuổi khi trẻ phát triển mạnh mẽ nhất.

Dưới đây là bảng chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, bạn có thể tham khảo:


Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng, có vai trò trong việc hình thành lên cấu trúc cũng như tham gia vào các quá trình vận chuyển chất hay chuyển hóa của cơ thể. Protein đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, giai đoạn cần nguồn nguyên liệu để cơ thể phát triển. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều protein có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, các bậc cha mẹ chỉ lên bổ sung protein cho con mình trong trường hợp thực sự cần thiết.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com, health.clevelandclinic.org, parents.com.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe