Chúng ta ít nhiều đều đang tồn tại các thói quen xấu có hại cho sức khỏe. Vậy các thói quen xấu ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Làm sao để loại bỏ giảm thiểu thói quen sinh hoạt xấu? Sau đây là những thói quen bạn nên loại bỏ để tốt cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.
1. Bẻ khớp tay chân tạo tiếng kêu
Việc chúng ta bẻ khớp tay sẽ gây nên tiếng động khó chịu khi đang ở môi trường cộng đồng. Hơn nữa hành động này được cho là không mang lại tích cực cho sức khỏe của chính bạn. Collagen hay một số chất dịch tồn tại trong khớp có khả năng duy trì sự linh hoạt và bảo vệ các khớp không bị ma sát hay tổn thương. Hành động bẻ ngón tay sẽ vô tình khiến chất lỏng bảo vệ bị phá vỡ liên kết. Tệ hơn là tay bạn sẽ có thể sưng tấy hay giảm cảm giác cầm nắm. Điều đó khá là nguy hiểm nhưng may thay hành động này chưa có khảo sát hay nhận định nào chứng minh dẫn đến viêm khớp.
Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.
2. Thói quen cắn móng tay khi gặp khó khăn
Chúng ta đều từng trải qua những thời kỳ cắn móng tay như thú vui gây nghiện không dừng lại được. Nhưng việc làm đó không được khuyến khích vì nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Bạn cần liệt kê cắn móng tay vào danh sách thói quen sinh hoạt xấu để loại bỏ sớm.
Móng tay là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn gây bệnh các ký sinh trùng, giun sán cũng có thể sinh trưởng ở đây. Cắn móng tay sẽ khiến da tại các ngón tay bị tổn thương nặng hơn là nhiễm trùng. Người thường xuyên cắn móng tay cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Không dừng lại ở đó, hành vi cắn móng tay lại là dấu hiệu để nhận biết những vấn đề tâm lý. Khi còn nhỏ các em bé hay mút tay vì chúng cảm thấy an toàn và làm điều đó thường xuyên khi trong bào thai. Lớn lên có không ít người vì căng thẳng mà thường xuyên cắn móng tay đến mức móng không kịp mọc ra hay chảy máu tại các ngón tay. Đây là một vấn đề không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động lớn đến tâm lý. Do vậy, bạn bị nghiện cắn móng tay thì nên đến gặp bác sĩ để được phát hiện điều trị sớm
3. Thiếu ngủ kéo dài
Giấc ngủ được nghiên cứu là chiếm ít nhất 30% cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên một số đang hạ thấp nó xuống còn 10 -20%. Con số này có thể thống kê dựa trên thời gian bạn ngủ so với thời gian 24 giờ trong ngày. Đơn giản vì mỗi chúng ta chỉ có 24 giờ và muốn làm được nhiều việc hơn thì chỉ có thể xâm lấn thời gian nghỉ ngơi.
Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu khoa học thời điểm 11 giờ đêm tới 6 giờ sáng là khoảng thời gian vàng cho cơ thể bài tiết độc tố và sửa chữa lỗi cho các cơ quan. Các cơ quan cũng cần được nghỉ ngơi vì chúng phải hoạt động liên tục kể cả khi bạn đang ngủ.
Nếu giấc ngủ mỗi ngày thấp hơn 8 giờ bạn sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, trầm cảm.... Một số có thể dẫn đến kiệt sức suy nhược thần kinh , đột quỵ và tử vong.
4. Thường xuyên nghe âm thanh cường độ cao
Các bạn trẻ hay người già có xu hướng nghe âm thanh ở mức cường độ cao hơn mức an toàn cho con người. Tần số âm thanh được phân ra sóng bình thường đến siêu âm. Chúng ta nên duy trì cường độ âm thanh ở mức 60 dB là phù hợp. Khi sử dụng tai nghe bạn có thể tăng lên 75dB.
Thêm một điểm nữa là đeo tai nghe hàng giờ sẽ khiến lỗ tai bạn không được thông thoáng và làm màng nhĩ bị mệt mỏi. Việc khiến tai phải quá tải hoạt động sẽ dẫn đến mất thính giác khi còn trẻ và hiện nay độ tuổi mất thính giác 50% ở 75. Tệ hại hơn nữa là mô não sẽ bị phá hủy ảnh hưởng lớn đến sự vận động của hệ thần kinh.
5. Làm bạn với điện thoại hay máy tinh trước khi đi vào giấc ngủ
Điện thoại ngày nay như một người bạn thân của mỗi chúng ta. Việc sử dụng điện thoại mang lại rất nhiều tiện lợi nhưng cũng tồn tại không ít hiểm nguy. Các thiết bị điện tử luôn phát ra nguồn ánh sáng không tích cực cho mắt và sức khỏe nếu sử dụng nhiều về đêm.
Một số phân tích cho thấy người có thói quen dùng điện thoại trước khi đi ngủ tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Hơn nữa bạn cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và tim mạch. Hơn nữa sử dụng điện thoại không giúp bạn dễ dàng bước vào giấc ngủ mà sẽ đưa bạn đến mất ngủ triền miên.
6. Ngồi một chỗ quá lâu
Chúng ta sinh ra được ưu ái cho sự linh động về mọi trạng thái không như những chiếc cây bám rễ vào đất. Nhưng vì công việc cuộc sống không ít người lại chọn ngồi một chỗ quá lâu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và khó lưu thông khí huyết. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên đứng dậy di chuyển thay đổi tư thế mỗi 45 phút để tránh tê bì chân tay hoặc tích tụ mỡ thừa vùng hông eo.
7. Sử dụng đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn luôn được cảnh báo có hại cho sức khỏe nhưng chúng lại khó loại bỏ khỏi cuộc sống và công việc. Đặc biệt nam giới sử dụng nhiều hơn nên tăng cao nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, tiêu hóa và tim mạch. Lâu dài xướng cũng bị ảnh hưởng và có nguy cơ dẫn đến ung thư.
8. Chế độ ăn kém lành mạnh
Các thói quen sinh hoạt xấu có hại cho sức khỏe có thể kiên trì loại bỏ nhưng ăn uống thì đó là cả một quá trình. Bạn không thể ngừng ăn và cơ thể lại luôn khuyến khích bạn ăn thật nhiều trong mỗi bữa. Để làm chủ khẩu phần ăn thì chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy ăn đủ đừng ăn no vì cơ thể no nhưng bạn vẫn có cảm giác thèm ăn nữa. VIệc bạn cần làm chính là khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng và ăn chậm rãi để răng nghiền nát thức ăn kỹ hơn.
Thói quen ăn nhanh vội vàng hay ăn vặt cần được loại bỏ chúng là thủ phạm khiến bạn muốn ăn và thèm ăn. Ăn vặt cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư và tăng cân béo phì. Do vậy bạn nên có thời khóa biểu ăn nghiêm khắc để hạn chế dần cảm giác thèm ăn.
9. Vệ sinh răng miệng
Trẻ nhỏ nếu không được giáo dục về vệ sinh răng miệng sẽ hình thành thói quen xấu khi lớn lên. Chúng ta cần chăm chỉ vệ sinh răng để hạn chế viêm nướu, sâu răng từ sớm. Đặc biệt khi cao tuổi sức khỏe răng sẽ suy yếu và người không thường xuyên chăm sóc sẽ gặp khó khăn về nhai nuốt thức ăn.
10. Hướng nội cũng có thể là thói quen sinh hoạt xấu
Chúng ta thường coi trọng việc giao tiếp với các thiết bị hơn là một con người. Điều này hạn chế đi rất nhiều khả năng vốn có của con người. Theo nghiên cứu, những người không ra ngoài tiếp xúc sẽ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, trầm cảm, hoặc alzheimer. Bạn hãy luôn tạo cho bản thân những mối quan hệ để luôn vui vẻ và yêu đời.
11. Hút thuốc lá
Thuốc lá ẩn chứa nicotin gây hại đến sức khỏe của mọi người dù bạn hút hay hít phải khói thuốc. Người hút thuốc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đột quỵ, viêm phế quản, lao phổi.... Lâu dài các cơ quan chức năng như xương khớp, mắt cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ thói quen sinh hoạt xấu này. Và nguy hiểm hơn nếu bạn hít phải khói thuốc.
12. Sử dụng giường tắm nắng
Tắm nắng là một cách để cơ thể hấp thu vitamin D và giảm nguy cơ mắc bệnh tâm lý. Tuy nhiên sử dụng phương pháp tắm nắng nhân tạo không được khuyến khích vì chúng tăng nguy cơ mắc bệnh về da và phả lại tác dụng mong muốn.
Hơn nữa với môi trường của chúng ta ánh nắng cũng dần xuất hiện ô nhiễm. Nếu tắm nắng vào thời điểm tia nắng chứa nhiều tia cực tím tia UV bạn sẽ tăng nguy cơ ung thư da và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy rằng kem chống nắng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D nhưng sẽ bảo vệ làn da của bạn khi tắm nắng.
Như vậy, bạn đã nắm được thói quen xấu ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Hãy loại bỏ đi thói quen xấu để đảm bảo an toàn cho cơ thể và sức khỏe của chính bản thân bạn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com