Thịt vịt đã trở nên phổ biến trên bàn ăn từ Đông sang Tây với vô vàn cách chế biến hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn ăn thịt vịt có tốt không? Hay hàm lượng dinh dưỡng trong vịt có gây béo không?
1. Thịt vịt - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời
Phần lớn, những lo lắng ăn thịt vịt có béo không đến từ sự mơ hồ về dinh dưỡng có trong những món vịt được ăn hằng ngày. Trong thịt vịt mặc dù thường có hàm lượng chất béo cao, nhưng cũng là một nguồn thực phẩm giàu và đa dạng chất dinh dưỡng. Nó chứa hầu hết là chất béo lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn, là sự kết hợp của axit béo omega-3 và omega-6; và có hương vị thịt đậm đà. Thông tin dinh dưỡng được cung cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một phần ức vịt Pekin (giống vịt phổ biến nhất ở Hoa Kỳ) nướng không da nặng 3 ounce (85g) có chứa:
- Calories: 119
- Chất béo: 2g
- Muối: 89mg
- Carbohydrates: 0g
- Protein: 23.5g
Ngay cả khi ăn cả da, hàm lượng chất béo của vịt sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng mỡ tiết ra trong quá trình chế biến. Ví dụ, nếu bạn áp chảo một miếng ức vịt trong 13 phút và sau đó nướng sẽ tạo ra món ăn có ít chất béo hơn so với cùng một miếng vịt được ướp trong khoảng thời gian ngắn hơn. Mỡ vịt cũng là một nguồn giàu axit linoleic. Loại chất béo không bão hòa đa này cũng được tìm thấy trong dầu hạt cải, quả óc chó và nhiều loại thực phẩm khác.
Ăn thịt vịt cũng là cách bạn hấp thụ một lượng không nhỏ vi chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C. Thịt vịt cũng chứa nhiều loại vitamin B đặc biệt hàm lượng cao niacin và B-12. Giống như các vitamin B khác, niacin đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose và chuyển hóa chất béo và protein. B-12 cần thiết cho chức năng thần kinh, hình thành tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA.
Trắc nghiệm: Muối trong thực phẩm, natri, huyết áp và sức khỏe của bạn
Muối, natri là chất khoáng cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động ổn định. Tuy nhiên, chế độ ăn thừa muối có nguy cơ cao dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu hơn về những ảnh hưởng của các khoáng chất này tới huyết áp và sức khỏe bạn thế nào nhé.
Nguồn tham khảo: webmd.com
2. Ăn thịt vịt có tốt không?
Với một lượng thịt vịt vừa phải trong thực đơn hằng ngày sẽ mang đến cho bạn những lợi ích bất ngờ:
Giảm Cholesterol
Chất béo không bão hòa đơn trong mỡ vịt có thể giúp duy trì mức cholesterol HDL “tốt” mong muốn. Ngoài ra, nó có thể đóng một vai trò trong việc giảm mức độ cholesterol LDL “xấu”.
Tăng mức năng lượng
Thịt vịt có chứa hàm lượng cao các axit amin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hằng ngày..
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Là một nguồn cung cấp selen- chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, ăn thịt vịt có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp
Tiêu thụ đủ lượng selen cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp. Một phần khoảng 250 gram thịt vịt Pekin cung cấp hơn 50% giá trị selen hàng ngày.
Bảo vệ xương
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ protein động vật, bao gồm cả ăn thịt vịt, có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.
Giảm nguy cơ bệnh tim
Trong khi dầu cá được coi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 hàng đầu, thì thịt vịt cũng chứa nhóm axit này và có lợi cho tim mạch. Ăn vịt (và các dạng gia cầm khác) thay cho bít tết có khả năng dẫn đến những kết quả sức khỏe tích cực liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm vào đó, thịt vịt cung cấp lượng sắt ngang với thịt đỏ, nhiều hơn đáng kể so với lượng chất sắt bạn nhận được từ thịt gà.
3. Những lưu ý khi khi ăn thịt vịt
Tuy với những lợi ích như trên, nhiều người đã cảm thấy thích ăn thịt vịt hơn. Nhưng để tránh những tác động tiêu cực khác, bạn nên lưu ý một số điều như:
- Xem xét lượng calo cao của mỡ vịt khi bạn quyết định có nên nấu hay không. Một khẩu phần mỡ vịt chứa 113 calo nên dễ gây tăng cân nếu bạn ăn thịt vịt không kiểm soát.
- Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mỡ vịt nấu chín dễ bị oxy hóa lipid hơn trong quá trình bảo quản so với các loại dầu và mỡ khác. Quá trình oxy hóa lipid làm cho thực phẩm bị biến chất khi chúng không được sử dụng.
- Hiện nay chưa có ghi nhận dị ứng hoặc không dung nạp liên quan đặc biệt tới ăn thịt vịt. Thông thường, những người bị dị ứng với thịt khác cũng có thể phản ứng với thịt vịt.
- USDA khuyến nghị nên nấu vịt ở nhiệt độ bên trong 165 độ F (74 độ C), như cách bạn làm với bất kỳ loại gia cầm nào.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề dinh dưỡng cho cơ thể cần bác sĩ tư vấn, bạn có thể để lại câu hỏi ở mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trực tiếp trên website bệnh viện. Câu hỏi của bạn sẽ được gửi đến bác sĩ và bạn sẽ nhận được tư vấn trong thời gian sớm nhất!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, verywellfit.com, hss.gov.nt.c