Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ từ chuột bị béo phì ngăn ngừa được sự tăng cân và tăng đường huyết

Bài viết bởi Đàm Thị Minh Phương – Khối Liệu pháp tế bào, Trung tâm Công nghệ Cao

Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt là sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh được khả năng chống béo phì và chống tăng đường huyết của ADSCs.

Bệnh béo phì thường là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2 (T2DM) và kèm theo đó là các vấn đề về y tế, kinh tế. Trong gần bốn thập kỷ qua, tình trạng kháng insulin (IR) do béo phì được xác định là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở Trung Quốc. Cho đến nay, các biện pháp hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng kháng insulin và kiềm chế sự tăng đường huyết liên quan đến béo phì vẫn chưa được phát triển. Mô mỡ béo phì được đặc trưng bởi tình trạng viêm mãn tính, thiếu oxy và rối loạn chuyển hóa. Những rối loạn này có thể dẫn đến suy giảm chức năng của ADSCs bao gồm khả năng biệt hóa, chuyển hóa và điều hòa miễn dịch, qua đó có lẽ sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của ADSCs tự thân.

Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh được khả năng chống béo phì và chống tăng đường huyết của ADSCs. Cao và cộng sự tiết lộ rằng tiêm ADSCs từ những con chuột C57BL/6 khỏe mạnh cho những con chuột béo phì đã làm giảm trọng lượng cơ thể và mức đường huyết. Hơn nữa, những con chuột được tiêm ADSC có nồng độ đại thực bào (F4/80+), interleukin-6 (IL-6) và vùng oligome hóa liên kết nucleotide 2 (NOD2) thấp trong mô gan, dẫn đến cải thiện tình trạng kháng insulin. Trong một báo cáo khác, người ta thấy rằng việc truyền ADSCs làm giảm tình trạng tăng đường huyết và kháng insulin ở chuột bị tiểu đường tuýp 2 (T2DM) thông qua việc phục hồi chất vận chuyển glucose-4 (GLUT4) và biểu hiện INSR trên màng tế bào cơ xương, gan và mô mỡ.


ADSCs có vai trò quan trọng chống chống béo phì
ADSCs có vai trò quan trọng chống chống béo phì

Mặc dù tất cả các nghiên cứu này đều cho thấy hiệu quả của ADSCs trong các ứng dụng lâm sàng, đặc biệt là đối với bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường, nhưng việc lựa chọn dòng MSCs nào để truyền đồng loại hay tự thân vẫn còn nhiều điều phải cân nhắc.

Vì vậy trong nghiên cứu của mình, Qi và cộng sự đã đánh giá tác động của MSCs mỡ (ADSCs) được thu từ những con chuột bị béo phì và tăng đường huyết đối với trọng lượng cơ thể và sự cân bằng nội môi glucose. Sau 10 tuần theo chế độ ăn nhiều chất béo, chuột được tiêm PBS và ADSCs từ chuột bình thường (N-ADSCs) hoặc ADSCs từ chuột béo phì (O-ADSCs). Những con chuột được nuôi bằng thức ăn cho loài gặm nhấm thì được tiêm PBS và sử dụng làm nhóm đối chứng. Những con chuột béo phì được tiêm O-ADSCs tăng trọng lượng cơ thể ít hơn so với những con được tiêm PBS hoặc N-ADSCs. Những con chuột được sử dụng ADSC, đặc biệt là O-ADSCs, có sự cải thiện về việc tăng đường huyết liên do nguyên nhân béo phì. Đặc biệt, chất béo vùng bẹn đã giảm ở những con chuột béo phì tiêm O-ADSCs so với các nhóm khác nguyên nhân có thể là do sự gia tăng phân giải lipid của mỡ bẹn. Hơn nữa, truyền ADSC phục hồi sự biểu hiện của thụ thể insulin (INSR) trong cơ ở những con chuột béo phì. Chất đánh dấu bề mặt CD90 tăng nhẹ, trong khi protein hóa trị đơn bào 1 (MCP-1) bị giảm ở nhóm O-ADSCs so với nhóm N-ADSCs. Những kết quả này góp phần chứng minh rằng ADSCs tự thân từ những người béo phì có thể đem lại hiệu quả hơn trong việc điều trị béo phì và tăng đường huyết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33957965/

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe