Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?

Sỏi niệu quản là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gặp cả ở nam và nữ. Tán sỏi niệu quản là 1 trong những phương pháp điều trị bệnh. Liệu phương pháp tán sỏi có ảnh hưởng gì không?

1. Sỏi niệu quản là gì?

  • Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, chia làm 3 đoạn: Niệu quản trên, giữa và dưới.
  • Sỏi niệu quản là sỏi nằm trong đoạn niệu quản, nó cản trở nước tiểu từ thận xuống bàng quang, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu, lâu dần có thể gây nhiều biến chứng.
  • Sỏi niệu quản thường do sỏi thận rơi xuống, ít khi hình thành tại chỗ.
  • Nguyên nhân tạo sỏi niệu quản thường do nhiều yếu tố: Tăng lắng đọng các chất (calcium, oxalate và cystine,...), thay đổi pH của nước tiểu, do nhiễm khuẩn, dị tật bẩm sinh và hẹp niệu quản,...

2. Chẩn đoán sỏi niệu quản

Chẩn đoán sỏi niệu quản phải kết hợp triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng:

  • Đau vùng thắt lưng âm ỉ.
  • Cơn đau quặn thận: Đau từng cơn dữ dội vùng thắt lưng, không tư thế giảm đau, đau có thể trong vài phút tới hàng giờ. Đau lan ra trước, xuống dưới hố chậu, xuống cơ quan sinh dục ngoài. Có thể kèm bụng chướng, buồn nôn, nôn và sốt.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu máu.
  • Tiểu đục có mủ, kèm sốt rét run do nhiễm khuẩn ngược dòng.

Cận lâm sàng:

3. Biến chứng của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng như:

  • Ứ nước thận: Sỏi bít tắc dòng chảy nước tiểu, nước tiểu không xuống được bàng quang mà ứ đọng tại thận, làm giãn đài bể thận có hoặc không hồi phục.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sỏi di chuyển làm niêm mạc niệu quản viêm, phù nề và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Suy thận cấp: Sỏi gây tắc toàn bộ niệu quản.
  • Suy thận mạn: Viêm nhiễm kéo dài và các tế bào thận bị tổn thương không hồi phục.

4. Phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí, kích thước, đặc điểm và biến chứng của sỏi niệu quản. Các phương pháp gồm:

5. Phương pháp tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?

Phương pháp tán sỏi được sử dụng cho sỏi niệu quả có kích thước < 25 mm. Tán sỏi rất phổ biến hiện nay vì:

  • Quy trình thực hiện tán sỏi đơn giản với độ an toàn cao, mức độ xâm lấn thấp, rủi ro thấp;
  • Ít đau, ít gây biến chứng, hiệu quả điều trị cao, phục hồi nhanh;
  • Thời gian điều trị ngắn, thời gian nằm viện ngắn, chi phí hợp lý;
  • Không mổ, không biến chứng sau mổ, không để lại sẹo;
  • Tán sỏi ngoài cơ thể ảnh hưởng tới chức năng thận ít hơn 1%, thấp hơn nhiều so với phẫu thuật mổ hở (30 %).

6. Triệu chứng sau khi tán sỏi niệu quản

Các triệu chứng sau khi tán sỏi niệu quản sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Phương pháp tán, cơ sở thực hiện, tay nghề của bác sĩ:

  • Sau khi tán sỏi: Nếu tán không sạch sẽ đi tiểu khó và đau buốt vùng lưng.
  • Tán sỏi qua nội soi niệu quản: Có thể gây thủng niệu quản và nhiễm trùng.
  • Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: Có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

7. Bệnh nhân sau khi tán sỏi niệu quản nên kiêng gì?

Người bệnh sau khi tán sỏi niệu quản nên hạn chế ăn:

  • Chất béo, dầu mỡ;
  • Ăn mặn, nhiều muối ;
  • Ăn đồ khó tiêu, cứng;
  • Uống bia, rượu, cà phê, trà đặc;
  • Ăn hải sản, cua và tôm.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên:

  • Nằm nghỉ tại giường khoảng 1 - 2 ngày;
  • Sau 5 - 7 ngày, có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng, tăng dần mức độ, không nên quá mạnh.

Phương pháp tán sỏi niệu quản hiện nay rất phổ biến vì tính an toàn và tiện lợi so với phương pháp mổ truyền thống. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu còn bất cứ thắc mắc gì về tán sỏi niệu quản.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán sỏi niệu quản

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe