Chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian

Cách chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Đây là cách đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm tại nhà nhưng lại có hiệu quả bền vững. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian.

1. Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu giữa thận và bàng quang. Sỏi niệu quản rất hay gặp trong các bệnh sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân là do lắng đọng các chất trong nước tiểu, kết tinh thành sỏi ở thận. Viên sỏi rơi xuống và kẹt trong niệu quản. Sỏi niệu quản hình thành tại chỗ rất ít gặp.

2. Triệu chứng của sỏi niệu quản:

  • Đau âm ỉ vùng hố thận, đau lan theo đường đi của sỏi.
  • Đau quặn thận: Đau đột ngột, dữ dội từng cơn, đau từ hố thắt lưng lan ra trước, xuống dưới, lan xuống bộ phận sinh dục ngoài.
  • Tiểu ra máu: Khi sỏi di chuyển đã cọ xát vào niêm mạc gây chảy máu nên nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu sẫm,... có mùi hôi.
  • Đau khi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, khó chịu.
  • Tiểu đục, tiểu mủ, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn

3. Biến chứng của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng và gây nhiều biến chứng.

  • Ứ nước: Sỏi kẹt lại gây tắc làm nước tiểu không đi xuống được bàng quang để thải ra ngoài, gây ứ nước tại thận gây đau.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Khi sỏi di chuyển, cọ xát làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Suy thận cấp: Khi sỏi gây tắc hoàn toàn niệu quản, vô niệu dẫn đến suy thận cấp.
  • Suy thận mạn: Nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài, các tế bào thận không phục hồi được gây suy thận mạn.

4. Chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian

Phương pháp chữa sỏi niệu quản Đông y không gây tác dụng phụ, dùng nguyên liệu có sẵn ở tự nhiên nên tiết kiệm chi phí. Có thể chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian nếu: Sỏi nhỏ hơn 10mm, ở giai đoạn đầu, chưa gây biến chứng, chức năng thận bình thường.

  • Sử dụng đu đủ xanh:
    • Đu đủ vị ngọt, tính mát.
    • Giúp nhuận tràng, kiện tỳ, thanh nhiệt, lợi thấp và bào mòn viên sỏi.
    • Cách dùng: Đu đủ không già cũng không non quá, rửa sạch, giữ nguyên vỏ, bỏ đầu đuôi, bỏ hạt, cho vào ít muối, hấp cách thủy trong 30 phút.
    • Ăn sau bữa ăn, trong 7 ngày.
  • Sử dụng dứa (thơm):
    • Dứa vị ngọt hơi chua, có nhiều chất xơ và axit folic
    • Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, đào thải chất cặn bã trong thận và bào mòn viên sỏi
    • Cách dùng: Dứa nguyên vỏ, khoét một lỗ nhỏ rồi bỏ thêm vào 0.3g phèn chua, hấp cách thủy trong 3 giờ, ăn hết phần thịt dứa, liên tục trong 7 ngày. Hoặc nướng quả dứa đến khi cháy vỏ ngoài, ép lấy nước, trộn đều với 1 quả trứng gà. Uống 2 lần/ ngày, liên tiếp trong 3 ngày.
  • Sử dụng rau ngổ:
    • Giúp tiêu độc, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu và tăng khả năng lọc ở thận
    • Cách dùng: Lấy 1 nắm rau ngổ, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm với nước dừa hoặc chút muối, uống 3 lần/ ngày, liên tục trong 7 ngày. Hoặc đun 50 - 100g rau ngổ với nửa lít nước, đun sôi khoảng 20 phút, chắt lấy nước uống, liên tục trong 2 - 4 tuần.
  • Sử dụng rau diếp cá:
    • Tính mát, vị chua.
    • Giúp thanh nhiệt giải độc, thông tiểu tiện, giảm chứng tiểu nhiều lần, tiểu khó.
    • Cách dùng: Ép lấy nước, uống mỗi ngày. Hoặc đun lấy nước uống.
  • Sử dụng cây rau đắng:
    • Vị đắng, tính hàn.
    • Giúp chống viêm, lợi tiểu.
    • Cách dùng: Lấy 30g rau đắng tươi hoặc 15g rau đắng khô, sắc uống thay nước hàng ngày.
  • Sử dụng râu ngô, kim tiền thảo và râu mèo:
    • Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng.
    • Cách dùng: 20g mỗi loại, sắc lấy 150ml nước, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng rễ cây dứa đại:
    • Tính mát.
    • Giúp lợi tiểu .
    • Cách dùng: Rễ cây dứa dại rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Hãm uống thay nước hàng ngày. Trong khoảng 5 đến 6 ngày.
  • Sử dụng cỏ nhọ nồi và xa tiền tử :
    • Xa tiền tử giúp lợi tiểu, giảm số lượng và kích thước sỏi.
    • Cỏ nhọ nồi giúp thanh nhiệt, kháng khuẩn, cầm máu.
    • Cách dùng: Lấy 20g mỗi loại, sắc nhỏ lửa với 800ml nước đến khi còn 400ml, chia 2 lần, uống trong ngày.
  • Sử dụng rễ cỏ tranh:
    • Giúp giải độc, lợi tiểu.
    • Cách dùng: Lấy 10g rễ cỏ tranh, 15g rau má, 5g hoa đậu biếc. Đun nhỏ lửa với 600ml nước đến khi còn 300ml, uống 3 lần/ ngày, trong 1 tháng.
  • Sử dụng cây dừa nước:
    • Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.
    • Cách dùng: Lấy 100g dừa nước và 100g rau ngổ, sắc lấy nước uống 3 lần/ ngày. Trong khoảng 2 - 3 tuần.
    • Hoặc lấy 20g dừa nước khô, 16g kim tiền thảo, 16g đinh lăng, 16g cỏ mã đề, 16g cây ích mẫu, 16g trinh nữ. Đem sắc lấy nước uống 3 lần/ ngày, trong 7 - 10 ngày.
  • Sử dụng hoàng bá và bán biên liên:
  • Giúp giãn cơ trơn, giảm đau và đào thải sỏi.
  • Cách dùng: 15g mỗi loại, sắc cùng 500ml nước đến khi còn 200ml, uống 2 lần/ ngày.

5. Những lưu ý chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian

  • Nên đến bệnh viện khám và điều trị.
  • Uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước chanh, nước cam tươi.
  • Hạn chế ăn muối, không quá 5g muối mỗi ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc thô.
  • Tập thể dục, vận động thích hợp.

Hiện nay chữa sỏi niệu quản bằng mẹo dân gian đang được quan tâm. Vì đó là phương pháp đơn giản, an toàn, dễ dàng áp dụng và có hiệu quả tốt. Nếu bạn còn thắc mắc về chữa sỏi niệu quản bằng Đông y, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán sỏi niệu quản

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe